Hoa cây cảnh >> Hoa Đào

Đào thất thốn

Đào thất thốn là loại đào có cây cao hơn mặt đất 7 tấc (hơn 1m), trồng trong 3 năm mới đơm hoa, 7 năm cây ra hoa kép và mỗi tầng hoa đều có 7 cánh, vào ban đêm hoa toả hương thơm thoang thoảng mà giống đào thường không có được.

Hoa Đào thất thốnChưa ai biết xuất xứ của loại đào này, nhưng các cụ cao tuổi làng đào Nhật Tân cho biết, từ khi lớn lên đã thấy Nhật Tân có đào thất thốn. Đào thất thốn có tán hình nấm là đẹp nhất, lá dày, xanh thẫm, cành mọc chia đều ra xung quanh. Muốn trồng được đào thất thốn, người trồng đào phải chăm sóc cực kỳ cẩn thận. Đất trồng đào phải là đất thịt được đánh lên, phơi nỏ nắng, không để đất còn lại chút chất chua nào. Tưới cây phải tưới bằng nước sạch, bởi vậy, cây đào trở nên thanh cao, tao nhã, xưa kia chỉ các bậc quyền quý, nhà giàu mới chơi loại đào này. Để chăm dưỡng được một cây đào quý này, vào những ngày rét mướt, sương muối hay những hôm nắng bỏng héo lá, người trồng đào phải là một "bà đỡ" thật khéo thì đào mới trụ được. Chơi đào thất thốn phải đánh nguyên cả cây, cho vào chậu chứ nếu chỉ cắt cành thì quá lãng phí và không biết cách chơi đào. Những năm bao cấp, hầu như không còn ai trồng đào thất thốn, thỉnh thoảng mới có một gia đình cố giữ lại trong vườn.

Cây đào thất thốngGiờ đây, ý tưởng gây lại giống đào quý đang được người dân làng đào khơi dậy. Một số nghệ nhân đi sưu tầm ở các vùng quê, tìm cách chiết ghép, ươm giống để có thể tạo ra giống đào thất thốn mới, tuy chưa chính hiệu nhưng cũng có thể được người chơi công nhận. Bác Nguyễn Minh Mầm - một nghệ nhân trồng đào nổi tiếng, Chủ nhiệm CLB Sinh vật cảnh phường Nhật Tân -cho biết: "Để có được một cây đào giống thất thốn, người trồng phải bỏ ra từ 1 - 3 triệu đồng. Bởi thế, chỉ có ai dũng cảm lắm, yêu nghề trồng đào lắm thì mới dám đầu tư". Tính ra cả làng hiện nay mới chỉ có khoảng mấy chục gốc đào quý. Bác Nguyễn Xuân Mai - ở phường Xuân La (tiếp giáp với Nhật Tân), vốn là người rất mê trồng đào - đã dám nhận thầu hàng nghìn mét vuông đất trồng lúa để chuyển sang trồng đào, hiện trong trang trại nhỏ của bác đã có khoảng chục gốc đào thất thốn. Năm nay cũng là vừa tròn 3 năm, bác đang hồi hộp chờ đợi đào ra hoa. Bác Mai đã đi gặp nhiều nghệ nhân trồng đào trong làng Nhật Tân để bàn cách gìn giữ giống đào quý, nghiên cứu cách lai tạo để cho ra giống đào thất thốn có sức chịu đựng cao trong mọi điều kiện thời tiết, mà vẫn cho dáng cây và hoa như nguyên bản. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hoá của vùng này quá nhanh, đất trồng đào đang bị thu hẹp dần đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì nghề trồng đào truyền thống nói chung và giống đào quý này nói riêng.

Đào thất thốn Đà Lạt

Đào thất thốn Đà Lạt tên khoa học Prunus PersicaĐào thất thốn Đà Lạt là một loại cây cảnh có dáng lùn, đẹp tự nhiên, nở nhiều hoa, sai quả, tuổi thọ cao và có tên khoa học Prunus Persica, thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae).

Đào thất thốn Đà Lạt đầu tiên được một nghệ nhân ở Ấp Đa Thiện ( Đà Lạt ) - cụ Vũ Hữu Sửu, gây giống và phát triển vào năm 1968. Sau đó được một nghệ nhân ở ấp Hà Đông ( Đà Lạt) – cụ Ngô Nhật Tiên, đưa cây vào trồng chậu tạo thế phát triển thêm về mặt nghệ thuật. Hiện nay, đào Thất thốn Đà lạt có mặt ở hầu hết vườn cảnh của những nghệ nhân tại Đà Lạt.

Đào Thất thốn Đà Lạt là một loại cây có giá trị nghệ thuật rất cao trong bonsai- cây cảnh, có cây lên đến hàng chục triệu đồng. Ngoài các đặc điểm giống như đào thường như lá đơn, hình mác, mọc so le, có mép răng cưa; vỏ thân già màu xám; trái hình cầu có đầu nhọn; hạt hình bầu dục có một đầu nhọn và có vân lồi lõm, còn có một số đặc điểm sau:

1. Tán cây thường rất rậm vì lá chen nhau, và vì lá đào Thất thốn Đà Lạt lớn và dài hơn lá đào thường; dài 10-20 cm, rộng 1,5-2 cm. Đào Thất Thốn Đà Lạt có nõn lá non màu xanh trong khi nõn lá đào thất thốn Hà Nội màu xanh phớt đỏ sậm. Đào thất thốn Hà Nội có lá ngắn và nhỏ hơn đào Thất thốn Đà Lạt.

2. Tại đốt cây, khoảng cách giữa 2 lá của đào thất thốn Đà Lạt rất ngắn, cứ 1cm có 5-7 lá trong điều kiện ánh sáng thường. Đó chính là lý do khiến chiều cao của cây phát triển chậm. Mỗi năm cành và thân đào phát triển dài thêm được khoảng 3-5 cm.

3. Cành và thân đào thất thốn nói chung cứng và dòn nên khó uốn, nhất là khi đã hóa mộc.

4. Thân cây có nhiều vảy sẹo. Vỏ thân cây đã hóa mộc thường có màu xám trong khi thân đào Thất thốn Hà Nội có mầu nâu sậm.

5. Hoa đào Thất thốn Đà Lạt có màu hồng lợt với 5 cánh hoa, một vòi nhụy cái, khoảng 25 cuống và túi phấn hoa. Đào Thất thốn Hà nội có hoa kép cánh nhỏ hơn, màu đỏ sậm và thường ra hoa tập trung hàng loạt vào dịp tết. Đào Thất thốn Hà Nội ra hoa cũng dịp này nhưng trong khoảng thời gian kéo dài, rải rác hơn.

6. Quả đào Thất thốn Đà Lạt lớn, đường kính trung bình 4-6 cm, màu vàng có má hồng sậm. Hạt nhỏ hơn đào thường và trái có vỏ mỏng, ít lông. Đào thất thốn Đà Lạt cho quả rất sai. Hoa đào tự thụ phấn, không cần thụ phấn chéo với giống đào khác.

7. Thời gian thọ hàn ( chill collection) thấp vì giống đặc chủng từ thành phố Đà Lạt nơi có nhiệt độ mùa đông không kéo dài bằng Hà Nội.

8. Cây có giá trị trang trí 2 lần: một lần vào dịp tết khi cây ra hoa và một lần vào khoảng tháng tư âm lịch khi quả chín hồng trĩu cây.

9. Tuổi thọ của đào thất thốn chưa được xác định chính xác mà các nhà trồng trọt đều nhận xét là đào Thất thốn ở độ tuổi 20 vẫn cho nhiều hoa, trái nhiều. Riêng những cây ở Đa Thiện từ năm 1968 hiện nay vẫn phát triển tốt.

Đào Thất thốn Đà Lạt có thể nhân giống bằng cách ghép, chiết và gieo hạt nhưng cây được nhân giống từ hạt vẫn giá trị hơn vì dễ chăm sóc và có tuổi thọ cao hơn.

Yêu cầu về đất trồng và dinh dưỡng của đào Thất thốn cũng như đào bình thường ngoại trừ khi trồng trong chậu phải đưa đào ra ánh sáng khoảng 10 giờ/ngày trong đó có 6 giờ ánh sáng trực tiếp. Khi đặt cây ở mái hiên nên để cây đặt cây gần tường hướng về phía nam. Với vị trí đó cây sẽ có ánh sáng chiếu nhiều nhất là ánh sáng phản chiếu từ tường. Có như vậy đào thất thốn mới đủ điều kiện phát triển tốt và trái chín có màu đỏ sậm.

Đào thất thốn Đà lạt cũng chịu ảnh hưởng bởi sâu bệnh như đào thường như sâu đục lá và quả. Tuy nhiên, đào thất thốn ít bị sâu đục thân hơn có thể do thân gỗ cứng hơn đào thường. Đặc biệt lưu ý không trồng gần các cây thuộc họ Hoa Hồng để tránh lây nhiễm bệnh.

Đào thất thốn nói chung vốn có dáng tự nhiên đẹp không cần tạo thế. Tuy nhiên các nghệ nhân trồng đào thất thốn thường có các xu hướng sau:

Dạng hình nấm: Dạng này thường được các nghệ nhân ở Hà Nội ưa chuộng khi trồng đào thất thốn Hà Nội ( theo Báo Hà Nội điện tử- Mong manh phận đào Thất thốn)

Dạng cắt uốn theo các thế Bonsai: Một số nghệ nhân bonsai thường tỉa, uốn tạo các thế truyền thống ( theo luaviet.com.au/Essence of Vietnam).

Dạng cắt cành phát triển vươn ngang tự nhiên: Đây là dạng cây được bấm ngọn để tạo cành phát triển xa thân chính để cây hấp thụ được nhiều ánh sáng, cho trái nhiều, chín đỏ đều và ngọt.

Theo rauhoaquavietnam.vn

Kỹ thuật trồng cây hoa đào phai

Giống đào phai GL2-2 có nhiều ưu điểm hơn so với giống đào địa phương ĐP2 đang ...

Kỹ thuật trồng cây hoa đào bích

Giống đào Bích GL2-1 có hoa màu đỏ, mật độ hoa trên cành dày, số lượng cánh ...

Kỹ thuật trồng cây hoa đào bạch

Giống đào Bạch GL2-3 có hoa màu trắng, đường kính hoa to, số lượng cánh hoa từ ...

Cách nhân giống và nuôi trồng cây Bích Đào

Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, thoát nước đất cát. Bộ ...

Trồng và chăm sóc đào Tết - Nhân giống

Đào được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm ...

Trồng và chăm sóc đào - Làm sao để ...

Đây là một bí quyết riêng của người trồng đào, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, tay ...

Trồng và chăm sóc đào - Trị bệnh cho đào

Khi chọn đào, người mua rất thích những cây đào to khỏe, có sức sống, hoa đẹp. ...

Cắm hoa đào ngày Tết theo phong thủy

Với mỗi gia đình miền Bắc, màu hồng phai hay thắm của những cành đào không bao ...

Vị thuốc quý từ Hoa đào

Mùa xuân thêm rực rỡ bởi sắc hồng của hoa đào. Loài hoa tuyệt vời này còn ...

Trồng và chăm sóc đào - Chọn và giữ ...

Theo ý kiến của nhiều người, đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, ...

Tìm hiểu về trái đào và phương pháp trồng đào

Đào là loại trái cây Việt Nam chỉ trồng được ở miền bắc, có giá trị dinh ...

Kỹ thuật cho đào nở đúng Tết Nguyên Đán

Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời ...

Trồng đào Tết

Đào cảnh có hai giống chính là đào phai, hoa to, mau tàn, màu phớt hồng, giá ...

Trồng và chăm sóc đào - 6 bước quan trọng

Đào là cây chịu hạn tốt hơn chịu nước. Nếu trồng đào ở nơi đất trúng, có ...

Trồng và chăm sóc cây hoa đào

Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất ...

Trồng lại cây đào cảnh sau Tết

Cây đào cảnh chơi Tết được mua hoặc thuê với giá từ vài chục ngàn đến vài ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản