Cây trồng rừng và lấy gỗ >> Các loại cây khác

Công dụng của cây cọ dầu

Cây Cọ dầu vốn nguồn gốc châu Phi, mọc hoang hay được trồng ở vùng ven biển phía tây châu Phi, từ Ghine đến Congo. Cọ dầu còn gọi là palmier à huile.Tên khoa học Elaeis guineensis Jacq.Thuộc họ Dừa – Palmaceae.

1. Mô tả cây

Cây cọ dầu - công dụng của cây cọ dầuCọ dừa là một loài cây đơn độc, cao 5 – 15m. Thân thẳng đứng, có nhiều gai do cuống lá rụng để lại. Đường kính thân có thể từ 0,30 – 0,60m. Lá mọc tập trung ở đầu thân, dạng lông chim, mềm, màu lục bóng, cuống lá có gai do các lá chét biến đổi, phiến lá chét mỏng, mềm dài nhọn đầu. Cây đã trưởng thành có thể thấy hai chùm vòm lá 8 vòng bỏ ngả này và 13 vòng ngả khác. Nếu vòng lá gồm 8 lá bò theo chiều kim đồng hồ thì vòng 13 lá bò theo chiều ngược lại. Chiều dài của tàu lá đạt tới 7 – 8m. Hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa dày đặc cuống chung ngắn, nên hoa quả thường ở sâu trong bẹ các lá già áp sát thân. Hoa đực ở sâu trong những hố nhỏ của cuống chính. Hoa cái mọc ở kẽ các lá bắc có gai. Quả hình trứng màu vàng hay đỏ có vỏ ngoài mỏng, bóng nhẵn, vỏ quả giữa nhiều sợi và có dầu, vỏ quả trong cứng, mỏng có lỗ ở đầu quả. Hạt có nhiều dầu. Một buồng quả nặng tới 10 – 20kg, gồm từ 1.000 – 2.000 quả chứa từ 1 – 3 hạt.

2. Phân bố thu hái và chế biến

Quả cọ dầuCọ dầu vốn nguồn gốc châu Phi, mọc hoang hay được trồng ở vùng ven biển phía tây châu Phi, từ Ghine đến Congo. Nước sản xuất nhiều nhất ở châu Phi Nigieria. Hiện nay đã được phổ biến trồng ở nhiều nước nhiệt đới châu Á và châu Mỹ như: Malaysia, Indonesia và Brazil. Ở nước ta trước đây Pháp có nhập giống vào trồng thí nghiệm ở một số tỉnh miền Bắc như: Nghệ An, Hà Tĩnh (riêng vùng Hương Sơn)…

Cọ dầu có hai loại dầu

Dầu quả cọ ép từ quả chín. Thường tiến hành ép tại chỗ, có khi người ta cho lên men rồi đun với nước cho dầu nổi lên rồi vớt. Hiệu suất thu được từ 65 – 70% vỏ quả giữa.

Dầu nhân cọ: quả cọ được hái về được phơi rồi thu lấy nhân (nếu vận chuyển đi xa thì để nguyên cả vỏ quả trong và nhân). Sau đó tiến hành ép tại chỗ hoặc vận chuyển đến nơi ép tập trung. Có thể dùng dung môi để chiết. Năng suất dầu trong nhân từ 50 – 55%.

3. Công dụng và liều dùng

- Dầu quả cọ: được nhân dân châu Phi dùng làm dầu ăn. Ngoài ra còn được dùng làm dầu thắp, làm dung môi chế thuốc, chế mỹ phẩm, xà phòng. Đây là một nguồn caroten: 400 – 600mg/kg dầu. Người ta còn dùng dầu quả cọ để chế macgarin.

Dầu nhân cọ: cũng cùng một công dụng như dầu cọ. Dầu ăn, chế xà phòng bột, thuốc gội đầu, tinh chế thành macgarin.

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi

Chăm sóc khai thác dừa nước Nam Bộ

Ở nước ta, nông dân ngày nay mới chỉ sử dụng trái để ăn và lá để ...

Kỹ thuật trồng cây điều

Các vùng từ duyên hải miền Trung, Tây nguyên đến Đông Nam Bộ có nhiệt độ phù ...

Kỹ thuật trồng cây hồi

Giai đoạn dưới 5 năm tuổi cây hồi không chịu được ánh sáng trực xạ mạnh. Đến ...

Cách khai thác lấy mủ nhựa cây trôm

Theo Trung Tâm Khuyến Nông TPHCM hướng dẫn thì việc lấy mủ trôm thực hiện hiệu ...

Một số nét cơ bản về kỹ thuật trồng ...

Giá trị kinh tế nhất của cây Trôm là mủ Trôm. Đây là loại nguyên liệu quan ...

Trồng và chế biến cây thạch đen - sương sáo

Thạch đen còn gọi là Sương sáo có tên khoa học là Mesona Chinensis có tác dụng ...

Cây xương sáo - thạch đen

cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở cùng An Giang để làm thuốc và nấu ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản