Cây ăn quả >> Cây Ổi

Trồng ổi không hạt

Ổi không hạt có sức phát triển rất nhanh, nếu bón phân tưới nước đầy đủ, hợp lý và làm tốt khâu bấm đọt sau ngày trồng 5 - 6 tháng có thể ra hoa, 8 - 9 tháng sau ngày trồng cho thu hái trái.

Đất trồng

Trồng ổi không hạtTrồng trên đất phù sa, giàu chất hữu cơ, đủ nước tưới cho năng suất cao, mẫu mã đẹp và phẩm chất tốt nhất. Một tài liệu kỹ thuật cho biết, độ pH đất ở mức 4.5 đến 8.2 là thích hợp cho ổi. Trong thực tế canh tác, trồng ổi không hạt ở ĐBSCL cho năng suất cao nhất so với các vùng trong cả nước. Ở một số hộ trồng ổi không hạt ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, năng suất đạt 35 - 50 tấn/ha/năm (diện tích sử dụng 60 - 70%); đó là mức không thấp hơn mô hình kiểu mẫu trồng ổi ở nước ngoài.

Các khu vườn chuyên trồng ổi không hạt ở ĐBSCL thành công đều bố trí liếp rộng 5 - 6 m, mương tưới tiêu nước chủ động, mực nước mương cách mặt liếp 0,5 m. Nếu là liếp đã trồng cây ăn trái cũ, các chủ vườn đào gốc cây, đảo đất và bồi mương sửa liếp trước khi trồng vườn ổi mới. Để đạt năng suất cao, nên trồng vườn độc canh. Bố trí hàng cách hàng 2,5 m, cây cách cây 2 m (sau khi trừ mương trồng khoảng 1.300 - 1.500 cây/ha). Cũng có thể trồng xen trong vườn trồng cây ăn trái khác trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhưng cần bố trí khoảng cách thích hợp cho ổi hứng đủ nắng và “đất ăn”.

Những nhà vườn trồng quá dày, giai đoạn 2 - 3 năm đầu nhìn đẹp mắt nhưng sau đó khó chăm sóc, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, trái nhỏ, chất lượng kém, giá bán thấp, khó cải thiện khi vườn xuống cấp.

Tiến hành đắp mô rộng 50 – 60 cm, cao 20 - 30 cm so với mặt liếp để không bị úng gốc khi cây còn nhỏ cũng như thoát nhanh nước mưa, giúp ngừa tuyến trùng và nấm bệnh trên rễ. Vườn cây phát triển tốt, đồng đều sẽ cho năng suất cao.

Chọn giống

Kinh nghiệm của các vườn ổi thành công cao trồng bằng cành chiết của dòng ổi không hạt có trái to (0,3 - 0,5 kg/trái), dạng trái thuôn dài, vỏ trái láng màu xanh sáng, thịt trái màu trắng ngà, chắc, giòn, vị chua ngọt. Toàn bộ cành chiết chọn trồng có cùng “tuổi”, đã được giâm trong bầu trên 3 tháng và có cùng chiều cao và số lá. Trường hợp cây giống không cùng tuổi, không cùng chiều cao phải phân loại và trồng riêng từng liếp.

Chăm sóc

Đào hố giữa mô, bón lót mỗi hố 10 kg phân hữu cơ đã hoai mục (15 tấn/ha), 0,5 kg phân lân (750 kg/ha), 0,2 kg vôi bột (300 kg/ha), trộn đều với đất giúp cho ổi phát triển nhanh. Đặt cây giống vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu, lèn chặt. Cắm 1 - 3 cọc giữ cho cây giống đứng thẳng không bị gió lay gốc để cây bắt rễ nhanh. Nếu trồng vào mùa khô phải phủ rơm cỏ mục quanh gốc để giữ ẩm cho cây phát triển nhanh bộ rễ. Duy trì tưới thường xuyên ngày 2 lần cho tới khi cây đã ra được 2 đợt tược mới thì giảm xuống 1 lần/ngày.

Bón phân

Ổi không hạt có sức phát triển rất nhanh, nếu bón phân tưới nước đầy đủ, hợp lý và làm tốt khâu bấm đọt sau ngày trồng 5 - 6 tháng có thể ra hoa, 8 - 9 tháng sau ngày trồng cho thu hái trái chiếng. Lượng phân bón tùy theo độ màu mỡ của đất vườn và tình trạng sinh trưởng của cây. Lời khuyên của các chuyên gia cây ăn quả quốc tế là: so với cam, một thứ cây đòi hỏi bón phân nhiều thì yêu cầu bón phân của ổi còn cao hơn để có năng suất cao và chất lượng tốt. Một số vườn ổi ở Long Hưng (Châu Thành, Tiền Giang), Vĩnh Cửu (Đồng Nai) bón nhiều phân gà công nghiệp kết hợp phân NPK, ổi cho trái nặng 500 - 700 g đều khắp cả vườn. Trong khi chờ tiếp nhận những quy trình bón phân tốt nhất khuyến cáo từ cơ quan khoa học, nhà vườn có thể tham khảo mức phân bón, đã được phổ biến trong các hội thảo phân bón cho ổi không hạt ở ĐBSCL như sau:

+ Năm thứ nhất, 2 tháng một lần, tưới 150 g NPK 16-16-8/cây (225 kg/ha) và 70 g KCl/cây (105 kg/ha).

+ Năm thứ hai bón thúc cho cây vừa tạo tán vừa thu hoạch 2 – 3 tháng một lần. Mỗi lần bón hay tưới 400 g NPK 16-16-8/cây (600 kg/ha) 120 g urê (120 kg/ha), 150 g KCl/cây (225 kg/ha) và 20 kg phân chuồng/cây/năm, kết hợp bồi bùn.

+ Năm thứ ba trở đi, 3,5 – 4 tháng một lần bón phân sau thu hoạch và tỉa cành. Mỗi lần bón hay tưới 220 g NPK 16-16-8/cây (300 kg/ha) 120 g urê (120 kg/ha), 150 g KCl/cây (225 kg/ha) và 20 kg phân chuồng/cây/năm, kết hợp bồi bùn.

Tạo tán, tỉa cành, bấm đọt

Trồng ổi không hạtNhững vườn ổi không hạt thành công là những vườn được làm tốt việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 - 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch.

Sau khi trồng khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 - 1 m. Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 - 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2 m là vừa. Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 - 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 - 4 cành cấp I, 8 - 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng. Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.

Bao trái, thu hoạch

Trong tình trạng ruồi đục quả nhiều như hiện nay, khi trái ổi to bằng trứng cút thì tiến hành phun thuốc ngừa sâu bệnh và bao trái ngay sau đó. Dùng bao nylon trắng đục lỗ nhỏ thoát hơi nước bao trái để ngăn chặn ruồi đục quả gây hại. Khoảng 75 ± 5 ngày sau khi hoa nở có thể thu hoạch trái. Kết hợp bón phân tưới nước theo đợt 3 tháng một lần thì ổi cho thu hoạch rộ trong nửa tháng. Thu hoạch tập trung là điều khác biệt so với cách trồng ổi truyền thống.

Với cách làm vườn nêu trên, vườn ổi có điều kiện phát tán nhanh, hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau đợt thu hái trái, sản lượng thu hoạch cao tập trung, bán được giá.

KS. TẠ MINH TUẤN - Khoa Học Phổ Thông, 25/11/2010

Nhân giống ổi không hạt

Trước khi chiết hoặc ghép nên bón thêm phân kali thì dễ bóc vỏ, cây nhanh ra ...

Ổi không hạt Phugi

Ổi Phugi có kiểu dạng quả dài, da màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc, giòn, ...

Cách trồng chăm sóc giống ổi ruột đỏ

Ổi ruột đỏ có tên khoa học là Psidium guajava. Đây là một giống được trồng từ ...

Cách trồng chăm sóc cây ổi ruột đỏ không hạt

Không chỉ có lớp vỏ ngoài bắt mắt mà bên trong của loại ổi này còn có ...

Ươm trồng ổi

Nhân giống ổi rất dễ dàng bằng cả hai con đường: Sinh sản hữu tính và vô tính

Nhân giống ổi không hạt Phugi

Do không có hạt nên bạn có thể nhân giống bằng cách chiết cành, đây cũng là ...

Sâu bệnh hại ổi

Cây ổi đang là thế mạnh của nhiều vùng nông nghiệp, nhưng cũng có nhiều loại sậu ...

Phòng trừ sâu đục trái và bệnh thán thư ...

Trong mùa mưa ổi rất thường hay bị sâu đục trái và bệnh thán thư gây hại, ...

Giống ổi tím Malaysia

Ổi tím là một giống ổi mới và lạ của Malaysia có nguồn gốc từ miền Nam ...

Phòng trừ rệp sáp phấn hại ổi

Nhóm rệp này chưa thấy hại đáng kể, do trong điều kiện tự nhiên rệp sáp có ...

Phòng trừ bệnh thường gặp trên cây ổi

Rầy đeo bám ở đọt non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi ...

Bao trái ổi bằng túi Nilon để chống sâu bệnh

Chờ khi ổi đậu trái được 15-20 ngày, trái lớn cỡ ngón tay cái, tiến hành phun ...

Ruồi đục trái ổi

Nhiều nhà vườn coi đây là loại sâu hại nguy hiểm nhất trên cây ổi, vì chúng ...

Thu hoạch, bào quan ổi

Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ ...

Trồng cây ổi – bonsai

Qua tìm hiểu và trồng ổi mình xin chia xẻ với anh em mới học chơi ổi ...

Những lý do bạn nên ăn nhiều ổi

Nếu bạn đang bị những triệu chứng như tiêu chảy, kiết lỵ, táo bón, ho, cảm lạnh, ...

Kinh nghiệm bón phân cho cây ổi

Trồng ổi không đơn thuần chỉ trồng xuống đất rồi đợi cho chúng ra quả, mà chúng ...

Kỹ thuật trồng ổi bốn mùa

Nhờ hiệu quả kinh tế lớn và công dụng của cây ổi bốn mùa vì thế có ...

Quả ổi chín nhiều vitamin C hơn cả cam

Theo Đông y, quả ổi còn xanh có vị ngọt, chát, tính bình, có tác dụng kiện ...

Cây ổi chữa bệnh

Chống mất nước, giữ ấm người và bảo vệ khí hoá của Tỳ Vị là những yêu ...

Chữa bệnh bằng lá ổi

Lá ổi có chứa tinh dầu, trong đó có alpha-limonen, bêta-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ...

Bón phân cho ổi

Ổi không kén đất, nên trồng được ở nhiều nơi. Tuy nhiên rất kỵ với các loại ...

Cách trồng cây ổi lê trong chậu tại nhà

Hiện nay trồng cây trong chậu tại nhà đang được người dân thành phố quan tâm thực ...

Kỹ thuật trồng ổi

Ở Việt Nam đâu đâu ổi cũng mọc, trừ những núi cao. Ở đồng bằng cũng như ...

Kỹ thuật trồng ổi

Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương ...

Kỹ thuật trồng ổi không hạt

Ổi có thể trồng được ở nhiều loại đất. Có khả năng chịu hạn tốt và chịu ...

Kỹ thuật trồng ổi voi

Ổi voi ra hoa làm 2 đợt: đợt 1 vào tháng 4-5, chín vào tháng 7-8; đợt ...

Phương pháp để cây ổi cho nhiều trái

Nếu vườn ổi nhà bạn đã trồng với khoảng cách 2 - 2,5m một cây thì cứ ...

Kỹ thuật trồng cây ổi trắng số 1

Khi chín có màu xanh, ăn giòn, thơm, ít hạt, hiệu quả kinh tế cao. Giống có ...

Học hỏi kinh nghiệm thâm canh ổi lê

Ổi lê hay còn gọi là ổi đài loan. Được mọi người ưa chuộng bởi độ ngon, ...

Giống Ổi Nữ hoàng

Là giống có chất lượng vượt trội nên được mệnh danh là Nữ Hoàng của loài ổi. ...

Để cây ổi trồng chậu ra nhiều quả

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều giống cây ổi mới có ưu thế nhanh ra ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản