Cây ăn quả >> Cây Chuối

Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng

Khi chín vỏ quả chuối tiêu hồng có màu vàng sáng đẹp nhưng cuống quả vẫn còn xanh, thịt quả rắn, ăn ngọt và thơm, đáp ứng thị yếu người tiêu dùng nên bán được giá cao.

Trồng chuối tiêu hồngTiêu hồng thuộc nhóm chuối tiêu vừa, thân giả cao 2,1- 2,5m, sinh trưởng khỏe, lá xanh sáng, bản lá rộng, số lá hoạt động khi trỗ buồng thường đạt từ 10- 12 lá. Buồng hình trụ, bình quân có 10- 12 nải, nặng khoảng 45 kg/buồng. là giống cho năng suất cao, trung bình đạt 40- 45 tấn/ha. Khi chín vỏ quả có màu vàng sáng đẹp nhưng cuống quả vẫn còn xanh, thịt quả rắn, ăn ngọt và thơm, đáp ứng thị yếu người tiêu dùng nên bán được giá cao.

Chuẩn bị đất: Chọn đất: đất dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, không quá chua hoặc mặn, độ dày tầng canh tác >50cm.

Kỹ thuật làm đất và đào hố:
đất phải cày bừa kỹ, sạch cỏ, kích thước hố 40 x 40 x 40 cm.

Mật độ: 2.000 – 2.400 cây/ha

- Cách 1: hàng cách hàng 2,2 m, cây cách hàng 2,5m. Tương đương với mật độ 60 – 70 cây/sào Bắc bộ.

- Cách 2: trồng theo khóm 2 cây, khoảng cách: hàng cách hàng 3,5 m, khóm cách khóm 3 m, khoảng cách giữa 2 cây trong khóm 50 – 60 cm. Tương đương với mật độ 78 – 80 cây/sào Bắc bộ.

- Cách 3: trồng 3 khóm cây. Khoảng cách: hàng cách hàng 3,5 m, khóm cách khóm 3,5 m, cây cách cây trong khóm 70 cm. Tương đương với mật độ 80 – 90 cây/sào Bắc bộ. Khi trồng theo cách 3 chỉ nên duy trì thu hoạch 2 năm thì hủy toàn bộ vườn chuối và trồng lại.

Bón phân: lượng bón: đạm 290 g/hố; Kali 370 g/hố; lân 600 g/hố; phân chuồng 5 –7 kg/hố.

Bón lót: mỗi hố lót 5 – 6 kg phân chuồng trộn đều với 400 g phân lân + 10 – 15g Furadan. Sau đó lấp đất trồng cây lên trên.

Bón thúc: ngoài phân bón lót cần bổ sung phân cho cây vào các đợt như sau:

+ Đợt 1: 10 – 20 ngày sau trồng 10g Urê/hốc.
+ Đợt 2: 30 ngày sau trồng 10 g Urê + 10 g Kali/hốc.
+ Đợt 3: 60 ngày sau trồng 40 g Urê + 50 g Kali/hốc
+ Đợt 4: 120 ngày sau trồng 100 g Urê + 100g Kali/hốc.
+ Đợt 5: 180 ngày sau trồng 100 g Urê + 100 g Kali/hốc.
+ Đợt 6: Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non) 30 g Urê + 100 g Kali/hốc.

Cách bón: ở giai đoạn cây non có thể hòa nước tưới, ở giai đoạn cây trưởng thành bón theo hố cách gốc 0,5 – 0,6 m (hố sâu 5 – 6 cm rồi lấp đất lại).

Kỹ thuật trồng:

Sau khi lót phân phủ đất, tiến hành xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng, phủ đất cho kín gốc. Phần xung quanh vùng rễ cây nên lấp bằng đất nhỏ. Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo nước lèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ. Sau đó phủ rơm rạ xung quanh hốc, tưới nước giữ ẩm (tránh làm vỡ bầu cây) chú ý khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót.

Tưới nước: chuối là cây chịu nóng kém, nhưng lại cần rất nhiều nước vì vậy cần phải thường xuyên tưới nước cho cây giữ ẩm để cây có thể phát triển bình thường. Thiếu nước lá sẽ ra chậm và trổ buồng chậm, buồng nhỏ năng suất kém.

Kỹ thuật tỉa mầm để chồi non:

- Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 chồi con, có thời gian cách nhau bốn tháng, nên chọn chồi ở xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối. Chọn tuổi chuồi so le sao cho 1 năm được thu hoạch từ 2 buồng.

- Bẻ bắp bao, quầy chuối: sau khi trổ buồng xong hàng hoa cái thì tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó có thể dùng bao giấy xi măng để bao buồng chuối hạn chế nám trái hoặc côn trùng phá hại.

Chăm sóc:

Cần xây tường bao (nếu có điều kiện) hoặc trồng cây để chắn gió nhằm hạn chế lá chuối bị rách (lá rách làm giảm khả năng tổng hợp chất), luôn kiểm tra đất, nếu thiếu ẩm phải tưới nước ngay và thường xuyên. Trong thời gian cây chưa khép tán, bà con có thể trồng xen các loại cây họ đậu, lạc vừa tận dụng diện tích đất trống, vừa tăng độ màu mỡ cho cây chuối sử dụng sau này. Không nên trồng khoai lang. Sau khi trồng được 1,5 tháng bắt đầu tiến hành bón thúc lần 1. Thời điểm này nên chú ý bón đủ đạm, kali nhằm tạo điều kiện tốt cho thân cây phát triển. Có thể tiến hành bón thúc lần 2 cách thời gian trồng khoảng 4 – 5 tháng, thời điểm này cây phát triển mạnh, cần tăng lượng đạm, kali nhiều gấp 1 – 3 lần so với lần 1. Chuối tiêu hồng chỉ nên để một cây duy nhất, do đó nếu không có ý định ươm thêm giống, bà con phải kiểm tra mầm thường xuyên, phát hiện có mầm mới phải dùng dao cắt bỏ, tránh tình trạng phân tán dinh dưỡng. Cây trồng được 7 tháng chuẩn bị ra buồng, đây cũng chính là lúc cần bón thúc lần 3, thành phần, lượng phân cũng tương đương lần 1. Cùng với việc tưới nước, bón phân, bà con phải thường xuyên cắt bỏ lá khô, lá vàng, tạo môi trường thông thoáng, tránh sâu bệnh.

Thu hoạch:

Sau khi chuối trổ hoa, ra được khoảng 13 buồng, tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ vào buổi chiều, tránh ngày mưa để hạn chế mất nhựa. Sau đó dùng cột chống đề phòng gió bão, hoặc buồng nặng quá dẫn đến đổ cây. Một công đoạn không thể thiếu để tăng năng suất và đảm bảo mẫu mã buồng chuối là dùng bao nilon cắt thủng hai đầu trùm kín nải chuối. Mục đích chính của công đoạn này nhằm tránh côn trùng hút chích nhựa từ quả non, tránh sương muối làm thâm vỏ, đảm bảo chuối thương phẩm màu sắc tươi sáng tự nhiên. Khi màu xanh vỏ chuối bắt đầu nhạt, các góc cạnh đã đầy, bà con có thể tiến hành hạ buồng, bán cho thương lái. Nếu tự mình tiêu thụ thì đừng vội ra nải ngay, nên để vài ngày cho ráo nhựa, sau đó dùng dao sắc tách nải rồi nhúng vào dung dịch Tecto 0,2%, để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc cho vào hầm giấm bằng hương.

Chuối tiêu hồng là giống cây được Viện Nghiên cứu rau quả nghiên cứu và tuyển chọn. Để mua cây giống, bà con có thể liên hệ với: Trung tâm cây giống, Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563

Theo Báo Nông Nghiệp 23/02/2013

Tác dụng chữa bệnh của Chuối rừng

Cây có thân giả cao 2-3m; mặt dưới của lá có thể tía, phiến dài; buồng mọc ...

Bài thuốc chữa sỏi thận, tiểu đường bằng chuối hột

Tiến sĩ Võ Văn Chi có nhiều năm nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam cho biết ...

Trồng chuối nên dùng loại chồi nào?

Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính, thường dùng chồi con để ...

Phương pháp gieo trồng cây chuối

Lúc bắt đầu đào tạo cây giống, cường độ ánh sáng và nhiệt độ không được quá ...

Xử lý chuối chín vàng đẹp mắt

Điều khiển quá trình chín ở chuối hay làm mất màu xanh của chuối già dựa trên ...

Cách tự tẩy nốt ruồi tại nhà với vỏ chuối

3 thực phẩm dưới đây sẽ giúp tẩy nốt ruồi vô cùng hiệu quả, bạn hãy thử ngay.

8 lợi ích không ngờ của vỏ chuối

Một số vỏ trái cây và rau quả có tác dụng tốt cho sức khỏe, một số ...

Cách phân biệt chuối chín ép bằng thuốc diệt ...

Chuối là thực phẩm quá quen thuộc với chúng ta nhưng vì lợi ích riêng mà nhiều ...

Bệnh chùn đọt trên cây chuối

Đây là bệnh nguy hiểm trên cây chuối, nhất là trên chuối già, chuối cau. Theo nhiều ...

Hãy ăn quả chuối xấu mã nhất

Khi bị chê xấu xí nhất, đó lại là lúc chuối chín trứng cuốc phát huy tác ...

Quy trình nhân giống chuối tiêu hồng bắng phương ...

Giống chuối Tiêu Hồng là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta, có giá ...

Phòng trừ bệnh Panama cho chuối

Bệnh héo rũ Panama của chuối do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra. Bệnh có thể xảy ...

Phòng và trị nấm phấn đen hại chuối

Mặt trên của lá bị muội đen như bồ hóng, có những con màu trắng bám vào ...

10 điều bất ngờ xảy ra khi bạn ăn ...

Ăn 3 quả chuối mỗi ngày, bạn sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 1500mg kali và ...

Cây chuối đỏ

Chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm thấy ...

Chuối hột vị thuốc chữa bệnh đái tháo đường

Theo kinh nghiệm dân gian, chuối hột trị được nhiều bệnh khá hiệu quả, mà lại không ...

Khắc phục úng ngập cây chuối sau bão lũ

Để khắc phục úng ngập cho cây chuối sau mưa bão, các nhà vườn cần thực hiện ...

Công dụng của quả chuối theo Đông y

Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư ...

Ăn bao nhiêu chuối là đủ?

Chuối là một nguồn dinh dưỡng tốt và đặc biệt được các bodybuilders ưa thích. Tuy nhiên, ...

Công dụng của quả chuối theo Đông y

Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư ...

Mô hình trồng chuối trái vụ và kỹ thuật ...

Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Chuối là loại cây ...

Kỹ thuật trồng chuối đỏ

Chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm thấy ...

7 lợi ích tuyệt vời của quả chuối với ...

Quả chuối có rất nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe như làm đẹp da, giảm ...

Công dụng chữa bệnh cực hay từ chuối

Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư ...

Ăn chuối rất tốt cho sức khỏe

Chuối là một loại rau quả có thành phần của hầu hết những vi chất ...

Nên tập cho trẻ thói quen ăn chuối

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, đối với trẻ em, chất xơ của chuối có tác ...

5 mẹo hay với vỏ chuối

Chuối không chỉ có công dụng với sức khỏe mà ngay cả vỏ chuối cũng có rất ...

Chuối tốt cho sức khỏe bà bầu

Chuối là loại quả cung cấp kali và axit folic tuyệt vời. Bên cạnh đó, chuối còn ...

Chuối - cây thuốc đa năng

Quả chuối cung cấp nhiều kali, phốt pho, magiê, sắt, canxi, tinh bột và đường, vitamin A, ...

Dùng chuối xanh chữa bệnh

Chuối là một loại quả quen thuộc với người dân Việt Nam. Và chuối cũng là một ...

Chuối hột chữa sỏi thận

Quả chuối hột - còn gọi là chuối chát thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi ...

Giảm cân hiệu quả và an toàn với quả chuối

Chuối chứa chất norepinephrine, chất có khả năng phân giải các chất béo có trong cơ ...

Các bài thuốc dân gian từ cây chuối hột

Theo y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay ...

Chuối sáp trồng và chăm sóc

Chuối sáp co đặc trưng là trái chuối sáp không thể ăn sống mà phải luộc chín ...

Lợi ích tuyệt vời của quả chuối

Mặc dù chuối nhanh bị thâm và chỉ ăn ngon trong thời gian nhất định, nhưng chuối ...

Bảo quản và chế biến chuối

Chuối là loại trái cây thông dụng ở Việt Nam, từ quả chuối, hoa chuối, thân chuối. ...

Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của quả chuối

Chuối là một loại rau quả có thành phần của hầu hết những vi chất ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối tiêu hồng

Chuối tiêu hồng bề ngoài không khác chuối tiêu bình thường nhưng mỗi buồng cho ra hơn ...

Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng

Sau khi trổ buồng 3,5-4 tháng, quả căng và chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt ...

Kỹ thuật trồng chuối tây

Giống trồng phải được chọn từ những vườn, cây không bị bệnh. Cây có quả to, đều, ...

Quy trình kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng

Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ...

Kỹ thuật bón phân cho chuối tiêu hồng

Cây chuối có nhu cầu dinh dưỡng cao nên sẽ làm đất nhanh bị bạc màu, cây ...

Bón phân cho cây chuối

Cân đối đạm kali cho chuối có tầm quan trọng lớn, 2 yếu tố này có ý ...

Cách bón bùn ao cho chuối

Bùn ao được coi như một loại phân hữu cơ có giá trị, vì thế bón bùn ...

Phương pháp trồng chuối tây

Không được dùng phân chuồng chưa hoai, đạm và nước tiểu để chăm sóc chuối, vì cây ...

Chống bão cho vườn chuối

Chuối là cây sợ mưa to gió lớn nên cần phải chủ động hạn chế đến mức ...

Bón phân cân đối cho cây chuối

Bón phân cho chuối ngoài việc tăng năng suất, còn làm tăng đáng kể chất lượng chuối, ...

Kỹ thuật trồng chuối phủ bạt

Mục đích hạn chế sâu, bệnh hại, giữ cho trái đẹp, khi mưa tránh cho đất bị ...

Kinh nghiệm trồng chuối cho năng suất cao

Trên thế giới, nước đạt năng suất chuối cao nhất là Goatemala 100 tấn/ha. Chuối có giá ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản