Rau củ quả >> Đậu Nành - Đậu Tương

Biện pháp phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh chính trên Đậu nành

Kỹ thuật tỉa đậu không làm đất thường được tiến hành trên chân ruộng lúa nước. Sau thu hoạch lúa vụ trước, gốc rạ thường được cắt sát bằng máy cắt cỏ động cơ, sau tranh thủ độ ẩm của đất, đậu được gieo ngay hay tưới nước tràn khi gieo hạt, sau đó tiếp tục rải rơm đậy.

I. Phòng trừ cỏ dại trên ruộng đậu nành

Đậu là cây trồng cạn nên cỏ dại là đối tượng gây hại rất quan trọng, có thể làm ảnh hưởng đến năng suất nếu không có biện pháp quản lý một cách hiệu quả. Cỏ dại trên ruộng đậu rất phong phú, gồm có cỏ lá hẹp như: Lúa cày, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng... nhóm cỏ chác lác, nhóm cỏ lá rộng...

Sử dụng thuốc trừ cỏ cho ruộng đậu có thể chia ra các trường hợp sau:

1. Trồng đậu không làm đất:

Kỹ thuật tỉa đậu không làm đất thường được tiến hành trên chân ruộng lúa nước. Sau thu hoạch lúa vụ trước, gốc rạ thường được cắt sát bằng máy cắt cỏ động cơ, sau tranh thủ độ ẩm của đất, đậu được gieo ngay hay tưới nước tràn khi gieo hạt, sau đó tiếp tục rải rơm đậy.

- Sạ lan: Trong trường hợp chân ruộng nhiều cỏ, nông dân thường phun 2 loại thuốc Gramoxone 20SL và Dual Gold trên trước khi sạ 24 giờ.

- Tỉa theo hàng: Nếu về sau cỏ phát triển có thể phun thuốc trừ cỏ Gramoxone 20SL, nếu chân ruộng sạch cỏ, trước khi sạ 1 ngày có thể phun thuốc trừ cỏ Dual Gold (hoặc kết hợp phun cả 2 loại thuốc trên trước khi sạ 24 giờ).

- Tia theo hàng: Nếu về sau cỏ phát triển có thể phun thuốc trừ cỏ Gramoxone 20SL ở giữa hàng (béc phun được che chắn bằng phễu).

2. Trồng đậu có làm đất:

Đất sau khi được xới tới nhuyễn, đánh dòng thoát nước thì dùng thùng vòi sen hay máy phun có tia nhỏ tưới ướt đẫm và đều trên mặt luống. Sau khi mặt luống ráo nước, có thể tiến hành phun thuốc trừ cỏ diệt mầm Dual Gold 480 EC liều dùng 12ml/8lít, phun 4 bình/1.000m2 (0,5 lít/ha), sau khi phun thuốc 12 - 24 giờ thì có thể tỉa hạt. Đậu có thể tỉa theo hàng hay theo hốc, sau tỉa có thể đậy rơm và tưới ướt đều cho ruộng đậu. Quá trình chăm sóc sau đó được tiến hành bình thường.

II. Phòng trừ bệnh hại cho ruộng đậu:

1. Bệnh đốm lá đậu:

Dấu hiệu: Trên phiến lá thường xuất hiện những vết bầm, sũng nước dần dần vết bệnh thường chuyển qua màu cháy khô. Bệnh có thể lan rộng ra cả phiến lá khiến cho lá bị rụng, khả năng quang hợp giảm, năng suất cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Biện pháp phòng trị: Trồng thưa ở mật độ vừa phải, có thể phun luân phiên các loại thuốc sau:

- Tilt Super 300EC (2 - 3m/8lít).

- Anvil 5SC (10ml/8lít)

- Copper B (15 - 20g/bình 8 lít).

2. Bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani):

Dấu hiệu: Bệnh xuất hiện ở giai đoạn cây con. Khi cây con bị hại lá bị héo nhưng vẫn còn xanh, thân bị thối ngang mặt đất, nơi vết bệnh thường có xuất hiện những hạch nấm nhỏ màu trắng, hay các sợi nấm nhỏ gần như trong suốt. Bệnh thường phát triển và gây hại nặng trong mùa mưa, không có biện pháp phòng trị hữu hiệu, bệnh có thể tấn công và lây lan mạnh lên các lá bên trên, trên hoa và trái khiến cho trái dễ bị rụng.

Biện pháp phòng trị: Đánh rãnh thoát nước tốt cho ruộng đậu, xử lý nguồn rơm rạ trước khi dùng đậy đất, trừ cỏ tốt cho ruộng đậu, có thể phun luân phiên các loại thuốc như ở bệnh đốm lá.

III. Phòng trừ sâu hại cho ruộng đậu:

1. Sâu đục trái (Maruca testulalis):

Ký chủ:
Đậu cô ve, đậu nành, đậu xanh...

Tập quán sinh sống và vòng đời: Bướm có kích thước trung bình, khi đậu cánh xếp, có màu xám đen và có viền màu sáng ở gần nửa phần đầu. Bướm hoạt động mạnh vào ban đêm, chúng đẻ trứng rời rạc trên cuống hoa, trái non, mỗi con cái có thể đẻ từ 100 - 150 trứng. Trứng sau 4 - 5 ngày sẽ nở ra sâu non, tấn công trên đọt non, hoa và trái non, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng vì một sâu có thể tấn công 4 - 5 trái trong suốt giai đoạn sâu của nó. Sâu non trải qua 5 tuổi (mỗi lần lột xác là thêm 1 tuổi). Sâu tuổi 5 hoá nhộng trên các lá già, lá vàng khô rụng. Sau 5 - 7 ngày nhộng lột xác trở thành con trưởng thành và tiếp tục chu kỳ sống.

Biện pháp phòng trị: Chọn giống chống chịu tốt, trồng mật độ thưa vừa phải, phun luân phiên các loại thuốc sau:

- Karate 2,5 EC (15ml/8lít) + Selecron 500EC (15ml/8lít).

- Polytrin P440ND (15 - 20ml/8lít)

- Peran 50 EC (5 - 10ml/8lít).

2. Rầy mềm (Aphis sp):

Tập quán sinh sống và vòng đời: Sống thành từng đám, bu quanh các đọt non hay hoa, trái để chích hút chất dinh dưỡng của cây. Ngoài việc chích hút gây hại, rầy mềm còn làm lan truyền bệnh siêu vi khuẩn cho cây, khiến cho lá bị xoăn khó phát triển hoa trái.

Biện pháp phòng trị: Trồng mật độ thưa vừa phải, tưới đủ nước cho cây, có thể phun luân phiên các loại thuốc sau:

- Cyperan 10 EC (1 5 - 20ml/8lít)

- Actara 25 WG (1g/8lít)

- Supracide 40EC (15 - 20ml/8lít).

Cây đậu tương sai quả

Tạp chí Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long

Trồng Đậu nành trên đất lúa

Sau khi gieo sạ và rải rơm xong, bơm nước cho ướt đều mặt ruộng và rút ...

Điều cần biết khi uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con ...

Đậu nành dùng sao cho tốt?

Đậu nành chứa nhiều đường, chất béo, acid amin, chất xơ, vitamin, acid folic, nhiều khoáng tố ...

Trồng đậu nành rau

Muốn trồng đậu nành rau đạt năng suất, chất lượng cao thì việc chăm sóc cần phải ...

Trồng đậu nành trên đất ruộng

Hiện nay, ở ĐBSCL, nhiều đối tượng rau màu đã được đưa xuống ruộng để trồng thay ...

Uống sữa đậu nành mỗi ngày tốt hay xấu

Mỗi buổi sáng, mình đều uống nữa lít sữa đậu nành không đường, không đá. Không biết ...

Uống sữa đậu nành thế nào cho tốt

Nhiều người lầm tưởng sữa đậu nành là một loại thực phẩm có thể sử dụng cho ...

Chín điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành

Bạn cần lưu ý 9 kiêng kị dưới đây khi uống sữa đậu nành trong mùa thu

Kỹ thuật trồng đậu nành - đậu tương

Đậu nành có khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau có cơ cấu từ đất ...

Kinh nghiệm làm rụng lá Đậu nành trước khi ...

Làm rụng lá đậu nành trước khi thu hoạch không chỉ đem lại lợi ích làm giảm ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản