Cây ăn quả >> Cây Ăn Trái Nói Chung

Kỹ thuật gieo ươm và gây trồng cây nhàu

Hạt giống cây nhàu có sức nảy mầm yếu nên sơ chế xong cần khẩn trương xử lý và gieo ươm ngay, không nên bảo quản lâu.

I. Kỹ thuật gieo ươm cây Nhàu

1. Chọn cây mẹ lấy giống

Kỹ thuật gieo ươm cây Nhàua) Lấy hạt giống: Cây đã qua tuyển chọn, độ tuổi trung niên, cây đã ra quả, hình thái thân và tán lá đẹp, cân đối, sinh trưởng trên mức trung bình, sai quả, hạt tốt. Không lấy giống trên những cây già, cây sinh trưởng yếu kém, cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, lệch tán, cụt ngọn. Ví dụ: Thảo quả, Nhàu,…

b) Lấy hom giống: Cây đã được tuyển chọn, trẻ hóa, tác động để tạo nhiều chồi/cành làm vật liệu giâm hom. Các loài thiếu hạt giống, cây dễ giâm hom.

2. Thu hái giống

Thu hạt giống: khi quả hạt có dấu hiệu chín hình thái hay chính sinh lý (vỏ, quả/hạt đổi màu sắc, hạt chắc cứng, phôi và mầm hạt phát triển đầy đủ…), một số quả/hạt bắt đầu phát tán (khoảng 10 – 15 %).

Thu hom giống:

+ Hom cành: nên chọn những cành bánh tẻ, chưa hóa gỗ hoàn toàn; mỗi hom giâm có ít nhất 2 chồi nách lá. Lấy hom vào thời tiết râm mát, bảo quản trong môi trường ẩm, thời gian bảo quản càng ngắn càng tốt, tối đa không nên quá 24h.

+ Hom thân: nên chọn những thân không quá non, không quá già, hình thái đẹp, không cụt ngọn, lá phát triển bình thường.

+ Hom rễ, hom củ: Chọn những củ không bị sâu bệnh, không tổn thương cơ giới, có khả năng cho ra mầm…

3. Sơ chế hạt giống

- Quả khô: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều. Phơi dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, thu lấy hạt tách ra ở 2-3 nắng đầu. Hạt có dầu không phơi dưới nắng to trên nền xi măng, hạt có cánh nhỏ làm sạch trước khi phơi.

- Quả thịt: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều. Sau khi ủ có thể ngâm nước một vài ngày sau đó chà xát, đãi lấy hạt tốt rồi hong phơi cho khô ráo.

- Quả hạch: Đánh đống ủ 5-7 ngày hoặc lâu hơn cho chín đều. Om trong nước nóng khoảng 60 – 65° (3 sôi + 2 lạnh) trong thời gian 30-40 phút rồi dùng dao tách đôi phần thịt quả ra khỏi hạt khá dễ dàng.

4. Bảo quản hạt giống

- Bảo quản khô thông thường (khô mát): cho hạt vào túi nilong, chum, vại, bình, lọ. Rải một lớp tro, vôi bột lên trên, gắn kín. Đặt nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian bảo quản thường dưới 1 năm.

- Bảo quản khô-lạnh: Cho hạt vào túi nilong, dán kín. Đặt trong kho lạnh hay tủ lạnh. Duy trì nhiệt độ từ 0-5°C.

- Bảo quản ấm - lạnh: Cho hạt vào thùng sắt, gỗ, bao tải, túi nilong. Đặt trong kho lạnh hoặc tủ lạnh và duy trì nhiệt độ từ 5 – 10°C. Tạo điều kiện thông thoáng nhưng tránh làm khô hạt hay giảm hàm lượng nước trong hạt.

- Bảo quản ẩm tạm thời (ẩm - mát): Trộn hạt với cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt/2-3 cát tính theo thể tích. Đánh thành luống cao 15-20cm rồi phủ lên trên một lớp cát ẩm. Để nơi ẩm mát, thông thoáng, xáo trộn định kỳ, loại bỏ những hạt mốc, thối. Khi cát khô sàng riêng hạt, làm ẩm cát rồi lại trồn đều, đánh lống bảo quản tiếp. Độ ẩm cát thích hợp là 20 – 25% (cát nắm không rịn nước, tự rã từ từ sau khi buông tay). Thời gian bảo quản không quá 4 tháng, thông thường trên dưới 1 tháng.

- Không nên bảo quản:
Hạt giống mất sức nảy mầm, sơ chế xong cần khẩn trương xử lý và gieo ươm ngay, không nên bảo quản lâu.

5. Xử lý hạt giống

- Chỉ cần ngâm nước lã: Hạt võ rất mỏng, dễ thấm nước, chỉ ngâm nước thường 20 – 25°C trong 1-2 giờ hoặc lâu hơn rồi đem ủ.

- Ngâm nước ấm 35 – 40°C (2 sôi + 3 lạnh) trong 6-8 giờ: Cho các loại hạt có dầu, vỏ mỏng rồi đem ủ.

- Ngâm nước nóng già 70 - 80°C (3 sôi + 2 lạnh) trong đó 4-5 giờ: cho các loại hạt lớn, vỏ dày, cứng rồi đem ủ.

- Ngâm nước sôi (95 - 100°C) trong 0,5-1 phút, sau đó ngâm vào nước ấm trong 8-10 giờ cho trương nở rồi đem ủ.

- Xử lý đặc biệt: Chặn một phần, khía hay mài hạt đối với hạt dạng hạch, vỏ cứng, có lớp áo keo khó thấm nước; đốt qua lửa; dùng axit rồi mang ngâm nước ấm hay nóng và đem ủ.

- Khử trùng hạt giống: Ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím 0,1 % trong 1-3 giờ, rửa lại hạt bằng nước sạch rồi đem xử lý nhiệt độ như trên. Có thể dùng Benlat, Formon, hay PCNB… nhưng phải theo chỉ dẫn.

6. Gieo hạt

- Gieo tạo cây mầm để cấy: Gieo hạt đã xử lý lên luống cát (hay luống đất + phân hoai) để tạo cây mầm đủ tiêu chuẩn rồi đem cấy vào bầu hay luống đất ( tạo cây rễ trần). Thường áp dụng cho các loài cây có hạt nhỏ, hạt giống khan hiếm, đắt.

- Gieo thẳng vào bầu: Đem hạt đã nứt nanh gieo vào bầu ở các luống ươm, số lượng từ 1-3 hạt/bầu tùy theo đặc điểm và tình trạng hạt giống. Áp dụng cho loại hạt lớn, nảy mầm nhanh, nứt nanh đồng loạt.

- Đặc biệt: Có thể gieo thẳng hạt đã xử lý vào hố trống mà không qua khâu gieo ươm.

- Chăm sóc luống gieo:

Che tủ: Tủ mặt luống bằng rơm rạ đã khử trùng.

Bảo vệ: Chống kiến, chuột, gia cầm hại hạt và mầm.

Tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

Làm cỏ phá váng, tỉa dặm cây và phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ

7. Tạo cây con

- Cây con có bầu kích thước lớn ( Đường kính 10 -12 cm, cao 15- 20cm): Áp dụng cho cây con trên /dưới 2 năm tuổi.

- Cây con có bầu kích thước trung bình (Đường kính 8- 10 cm, cao 12-15 cm): Áp dụng cho cây con trên 1 năm tuổi sinh trưởng chậm hay dưới 1 năm tuổi sinh trưởng nhanh.

- Cây con có bầu kích thước nhỏ ( Đường kính 4-5 cm cao, 6-8 cm): Nhưng thường chỉ dùng cho Keo, Bạch Đàn.

- Có thể tạo cây rễ trần để trồng: Cây trồng dễ sống, sinh trưởng nhanh, có thể trồng bằng thân cụt (Stump).

- Có thể trồng bằng hom thân/cành cắm trực tiếp vào hố: Loài cây rất dễ ra rễ từ hom thân và cành.

8. Hỗn hợp ruột bầu (vỏ bằng túi Polyetylen)

- Đối với cây mọc nhanh: 94% đất tầng mặt +5% phân chuồng hoai + 1% supe lân. (Có thể gia tăng thêm 5% phân chuồng hoai và giảm bớt lượng đất tương ứng).

- Đối với cây mọc chậm: 89% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 1% supe lân. (Có thể tăng thêm 5% phân chuồng hoai và 1% lân và giảm bớt lượng đất tương ứng).

9. Cấy cây vào bầu

- Bứng cây mầm: Khi cây đủ tiêu chuẩn ( Dựa vào kích thước và số là, tùy theo loài) và đã chuẩn bị xong bầu cần bứng từng cây để cấy. Tưới đẫm nước luống gieo, dùng bay nhỏ để bứng từng cây hay cụm cây, rũ nhẹ đất cát và đem ngâm rễ trong khay nước cho ngập phần rễ mầm. Bứng cây vừa đủ để cấy hết trong buổi, không để cây mầm sang buổi sau.

- Kỹ thuật cấy: Dùng que nhọn tạo một lỗ giữa bầu đủ sâu và rộng theo kích thước của bộ rễ. Đặt phần rễ cây ngay ngắn vào giữa lỗ sao cho cổ rễ hơi thấp hơi miệng hố rồi nhấc nhẹ lên cho rễ khỏi bị quằn. Một tay vẫn giữ cây, tay kia dùng que cắm sâu vào bên ngoài hố rồi bẩy nhẹ vào trong để ép đất vào rễ và gốc cây. Có thể dùng thêm các đầu ngón tay để ấn nhẹ đất quanh gốc và xóa lấp vết hố mới tạo ra.
Chú ý: chọn thời tiết cấy râm mát và tạo độ ẩm cao cho bầu trước khi cấy. Cần che bóng và tưới nước đủ ẩm thường xuyên sau khi cấy.

10. Kỹ thuật chăm sóc

- Che nắng: Ngay sau khi cấy xong, dùng vật liệu che tủ đã được chuẩn bị để che cho cây, tạo bóng râm che chắn được khoảng 70-75% ánh nắng cho tới khi cây phục hồi. Sau đó tùy loài cây và giai đoạn phát triển, thay dần tấm che có độ che bóng giảm xuống; thường là giảm xuống 50% rồi 30% và dỡ giàn che, mở sáng hoàn toàn để huấn luyện cây 1-2 tháng trước khi đi trồng.

Đối với những cây ưa sáng ngay từ khi nhỏ (Thông Ngựa, Trám, Sưa, Xoan…) có thể dùng ràng ràng (tế, guột/vọt) để cắm trực tiếp lên luống thay thế cho giàn che.

Để chắn mưa có thể làm giàn che mài nghiêng nhằm kết hợp phủ vải nhựa khi cần thiết. Ngoài ra cần chú ý cả việc che chắn gió hại cho cây con trong mùa mưa bão hoặc gió Tây Nam khô nóng.

Tưới nước:

* Lượng nước và số lần tưới: Một tháng đầu sau khi cấy, tưới mỗi ngày 1 lần, lượng nước tưới 2-3 lít/m2. Từ tháng thứ 2 sau khi cấy nước khi xuất vườn 1-2 tháng, tưới 1-2 ngày/ lần, 4-5 lít/m2. Thời tiết khô nóng nên tăng thêm số lần và lượng nước tưới.

* Cách tưới: Luống nền mềm tưới phun bằng thùng nước có hoa sen hay thiết bị tưới phun mưa. Luống nền cứng hay bề ươm cây tưới thấm bằng cách dẫn hay đổ hoặc tháo nước ngập 1/3 thành bầu, sau 8 giờ tháo hết nước thừa còn lại.

- Làm cỏ xới đất: Tùy theo tình hình cỏ dại và đất đai mà từ 10-15 ngày hoặc 20-30 ngày (thường là từ 2-3 tuần) làm cỏ 1 lần, kết hợp xới đất phá váng bề mặt và cấy dặm những cây bị chết. Dùng tay nhỏ cả gốc cỏ lúc còn non rễ chưa phát triển và dùng bay hay que nhọn xới nhẹ đất mặt kết hợp xén đào hết gốc cỏ già, thân ngầm cỏ, nhặt sạch đưa ra khỏi luống. Kết hợp nhổ bỏ những cây bị sâu, bệnh để đốt, tỉa bớt và tận dụng cây ở chỗ dày dặm vào chỗ thưa hay không có cây.

- Bón phân:

Bón thúc vào lúc cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng: Áp dụng cho cây gieo ươm trên luống, trong bầu đặt nền mềm và nền cứng cho cả đất luống hay ruột bầu đã được bón đủ từ đầu.

Loại phân thường dùng là N, P, K hoặc NPK hỗn hợp.

Phương pháp bón thúc bằng cách hòa phân trong nước để tưới hoặc phun.

Liều lượng thường dùng: 0,5kg phân NPK hòa trong 370 lít nước, tưới 2-3 lít cho 1m2 mặt luống.

Cách bón: Dùng thùng có hoa sen tưới vào lúc râm mát; Sau khi tưới phân, rửa lá bằng cách tưới lại 2 lít nước lã cho 1m2 mặt luống; thường bón 2 -3 lần, cách nhau ít nhất là 1 tuần.

- Đào bầu và xen rễ:

* Đối với cây con có bầu: Kết hợp đồng thời giữa đảo bầu và xen rễ nhằm phân loại cây theo các nhóm sinh trưởng và chất lượng, điều tiết cự ly cây, kết hợp vệ sinh luống ươm và kích thích cây ra thêm nhiều rễ con, hạn chế rễ cọc phát triển, đồng thời hãm cây ở giai đoạn cuối.

* Đối với cây rễ trần: Thời gian xén rễ thích hợp khi cây được 2-3 tháng tuổi; cây 1 năm tuổi cần xén ít nhất 2 lần và lần cuối cùng là trước khi xuất vườn 1 tháng.

- Hãm cây: Ngừng tưới nước hoặc giảm dần số lượng và lượng nước tưới cho cây trước khi xuất vườn 1 tháng. Ngừng tưới hay chỉ tưới phân P, K, không tưới phân N trong 1 tháng cuối. Ngừng che nắng hoặc dỡ bớt giàn che 1-2 tháng trước khi đem trồng.

11. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn.

Cây con xuất vườn cần đạt các tiêu chuẩn sau:

(1)- Tuổi cây được nuôi dưỡng ở vườn đúng quy định theo từng loài cây và mục đích trồng;
(2)- Kích cỡ chiều cao, đường kính cổ rễ cân đối theo đúng quy định;
(3)- Sinh lực tốt, phát triển cân đối, khỏe mạnh, không sâu bệnh và cụt ngọn, nhất là đối với cây lá kim, cây nảy chồi kém. Cây xuất vườn không ở giai đoạn thay lá và đang ra lá non;
(4)- Bộ rễ không bị tổn thương, phát triển nhiều rễ phụ, không bị xây xát, ngập nát, long rễ, vỡ bầu, khô ngọn.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc


1. Chọn lập địa trồng

Kiểu 1: Có thực vật thân gỗ che phủ, đất còn tính chất đất rừng, tầng đất sâu ẩm. Loài cây có thể trồng: Thích hợp với hầu hết các loại cây dược liệu, đặc biệt là các loại cây có khả năng chịu bóng tuổi nhỏ.

Kiểu 2: Có cây bụi, gỗ nhỏ che phủ, đất còn mang tính chất đất rừng, tầng đất trung bình, hơi khô. Loài cây thích hợp: Những cây thuốc nam có thân bò, cần phải có cây khác để bám.

Kiểu 3: Đất có cây bụi thấp, hoặc đất trảng cỏ, tầng đất dày trung bình, hơi khô, nghèo mùn. Đây là hiện trường trồng cây dược liệu trên diện rộng, có thể phát triển mô hình vườn hộ, vườn gia đình.

2. Chọn phương thức trồng

Tùy yêu cầu và tình hình cụ thể để lựa chọn một trong các phương thức: Thuần loại, hỗn giao, nông lâm kết hợp (NLKH), trồng dưới tán, hay trồng dưới tán rừng tự nhiên, dưới tán rừng trồng.

3. Chọn mật độ trồng

- Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là một độ trồng chủ yếu của cây dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm (Nhàu,…).

- Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu thân, lá (Chóc máu,…).

- Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ Dòm, Sa nhân); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm, khóm.

4. Xử lý thực bì và làm đất

- Xử lý thực bì và đào hố cục bộ:
Áp dụng cho hầu hết các trường hợp trồng cây dược liệu. Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay 40x40x40cm (bầu lớn).

- Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ. vườn gia đình.

5. Bón lót

- Bón đầy đủ: Phân chuồng hoai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép. Lượng phân bón thông thường: 2-5kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân).

6. Thời vụ trồng

- Miền Bắc: Có thể trồng 2 vụ chính - vụ Xuân tháng 2-4, vụ Thu tháng 7-9.

- Miền Trung: Vụ Thu Đông (tháng 9 đến tháng 12); vùng núi và nơi có lập địa thích hợp có thể trồng thêm vụ Xuân (từ tháng 1-3).

- Miền Nam: Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10).

7. Kỹ thuật trồng cây

- Trồng cây con có bầu:
Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị trí trung tâm sao cho mặt trên bầu ngang bằng tay hơi cao hơn so với mặt đất mép hố: Rạch và xé bỏ vỏ bầu. Đặt cây thật ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lén đất chặt ít nhất là ½ phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt bầu độ 2-3cm. Nếu có điều kiện có thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô hạn hay nắng nóng đột xuất trong thời vụ trồng cần tiếp tục tưới nước thời gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi.

- Trồng cây con rễ trần: Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới đem cây ra trồng. Cắt bỏ bớt lá và cành bên và rễ cọc nếu dài. Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và có phần sâu hơn. Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt đất sát xung quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm ra, cỏ khô hay lá cây che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng. Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió lay.

8. Chăm sóc cây trồng

- Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại.

- Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại.

- Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.

- Các năm tiếp theo: Tiếp tục chăm sóc, nhất là sau khi thu hoạch.

9. Bảo vệ cây trồng

- Phòng chống gia súc: Cần quản lý việc chăn thả ở giai đoạn cây còn non.

- Phòng chống sâu bệnh: Cây dược liệu trong tự nhiên rất ít khi bị dịch sâu bệnh gây hại. Một số loài cây khi trồng có thể xuất hiện dịch bệnh, do vậy cần có biện pháp điều tra phát hiện và tổ chức phòng trừ theo khả năng cho phép.

Quất hồng bì vừa ngon vừa chữa bệnh hiệu quả

Từ đầu tháng 7, quất hồng bì đã vào mùa rầm rộ. Vị chua ngọt hơi the ...

Cây lê vàng - Cách trồng và chăm sóc ...

Những quả lê vàng luôn thu hút mọi người bởi độ thơm ngon và giòn ngọt của ...

Bệnh hại dâu tây và biện pháp phòng trừ

Ban hành kèm theo quyết định số 1251/QĐ-SNN, ngày 13/12/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm ...

Sâu hại cây dâu tây và biện pháp phòng trừ

Ban hành kèm theo quyết định số 1251/QĐ-SNN, ngày 13/12/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm ...

Kỹ thuật ghép một số loại cây ăn quả

Lấy cành ghép vào mùa Xuân và Thu, cành 1 tuổi khoẻ, không sâu bệnh. Cắt sành ...

Cách ăn quả óc chó

Cách ăn quả óc chó – Quả óc chó ăn như thế nào đúng cách nhất. Hạt ...

Tác dụng của quả óc chó

Quả óc chó có rất nhiều lợi ích đối với trái tim và hiệu quả hơn bất ...

Chiết cành cây ăn trái sao cho nhanh ra rễ

Chiết cành là phương pháp thường được người làm vườn ưa chuộng nhất là dùng cách ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dâu tây vàng

Không giống như màu đỏ rực rỡ thường thấy, những chùm dâu vàng óng ả mang đến ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lê Đỏ

Có hình dáng trông không khác gì so với loại lê xanh nhưng nổi bật hơn với ...

Cách trồng và chăm sóc cây Me Thái

Me Thái hiện nay trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người mỗi khi đến vụ. ...

Cách trồng và chăm sóc cây Mâm Xôi

Cây Mâm xôi hay Phúc Bồn Tử là loại cây dường như chỉ quen thuộc với người ...

Cách trồng cây mắc cọp hiệu quả

Với hương vị ăn giòn ngọt giống như quả lê nhưng lại có màu giống màu hồng ...

Hướng dẫn Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ...

Không Chỉ nằm trong danh sách những loại hoa quả an toan và thơm ngon nhất thế ...

Cách phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn

Bệnh cháy lá và chết ngọn là bệnh gây hại nghiêm trọng trên lá của cả cây ...

Trồng trái nhàu chữa bệnh ung thư

Nhàu là trái ít được mọi người biết tới nhưng công dụng của trái nhàu thì rất ...

Kỹ thuật làm vườn ươm cây ăn quả

Muốn có những vườn ươm cây ăn quả sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản lượng cao, ...

Lạm dụng thuốc trừ sâu gây bùng phát sâu ...

Sâu đục trái đã xuất hiện và gây hại nặng nề trên nhiều vườn cây có múi ...

Bệnh hại trong vườn ươm cây ăn quả

Do trong điều kiện vườn ươm cây con có rất nhiều đặc điểm thuận lợi cho sự ...

Cách trồng và chăm sóc cây Việt quất

Việt quất - Loại cây nhập ngoại nổi tiếng giàu dinh dưỡng này hiện nay đã được ...

Cách trồng và chăm sóc cây sung Mỹ

Thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện giống cây sung mỹ có hình dáng đẹp ...

Phương pháp nhân giống cây ăn quả

Có nhiều cách để nhân giống cây ăn quả, tùy theo loại cây mà chọn ra phương ...

Sung Mỹ - dễ trồng, lợi nhuận cao

Cây sung Mỹ là loại cây ưa khí hậu nóng khô, thích hợp với độ ẩm thấp ...

Cây mận

Cây mận, tùy theo phương ngữ vùng miền, miền Bắc và miền Nam Việt Nam, dùng để ...

Thanh trà giải nhiệt

TT - Nắng như xối lửa. Vậy mà khi nhìn thấy hai bên đường lủng lẳng những ...

Cây quất hồng bì – cách trồng và chăm ...

Cây quất hồng bì là cây ăn quả mới độc đáo được trồng nhiều ở các tỉnh ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì

Cây quất hồng bì cho quả mọng có màu vàng, hình cầu, có lông và nhiều hạt, ...

8 lý do ta nên ăn lê

Lê rất tốt cho hệ miễn dịch của bạn, có chứa các chất chống oxy hóa. Ăn ...

Chọn mua và sử dụng quả mâm xôi

Phúc bồn tử chứa chất oxalat, ăn nhiều sẽ có nguy cơ oxalat kết tinh thành sỏi. ...

Quả mâm xôi - phúc bồn tử

Quả mâm xôi còn gọi là phúc bồn tử (raspberry), được ghi nhận trong sách dược thảo ...

Lợi ích từ trái Sơ ri

Sơ ri là loại trái cây mùa hè có thể nói là loại quả giàu đường nhất ...

Phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây dâu tây

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM cho cây dâu tây

Quy trình kỹ thuật trồng cây dâu tây

Ban hành kèm theo quyết định số 1251/QĐ-SNN, ngày 13/12/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm ...

Quả chà là và sức khỏe

Chà là rất giàu vitamin và khoáng chất. Theo các chuyên gia, ăn một quả chà là ...

Những bài thuốc vị thuốc từ quả dâu tằm

Quả dâu ta còn gọi là quả dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím ...

Cây nhàu và kỹ thuật trồng cây nhàu

Quả Nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, là thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch ...

Cây nhàu trị phong thấp, nhức mỏi

Đông y cho rằng, rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi niệu, làm êm dịu thần ...

Công dụng chữa bệnh từ trái chùm ruột

Mặc dù không được nhiều người chú ý bởi không hấp dẫn vị giác, nhưng trái chùm ...

Những lợi ích thiết thực từ trái me

Không chỉ là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, trái me - me chua còn ...

Công dụng của quả chà là khô

Trong số những loại hoa quả khô, chà là được xem là món ăn nhẹ có giá ...

Vị thuốc chữa bệnh của cây thị

Theo kinh nghiệm dân gian, hầu hết các bộ phận của cây thị đều có vị thuốc ...

Nhận biết sâu hại trên cây ăn quả có múi

Sâu vẽ bùa có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Chân màu vàng nhạt ...

Bệnh thán thư hại cây ăn quả

Bệnh có thể gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. ...

Thu hoạch và bảo quản dâu tây

Cách bảo quản quả dâu tây sau khi đã thu hoạch trên ruộng về

Quả Trâm mốc hạ đường huyết

Cây trâm có tên khoa học là Syzygium cumini, là loại cây gỗ lớn, cao đến khoảng ...

Vị thuốc từ quả trám

Quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh tốt. ...

Kinh nghiệm hạn chế bệnh vàng lá trên cây ...

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh vàng lá ở cây có múi có thể do cây ...

Cách chăm sóc cây ăn trái trồng chậu

Cây ăn trái cần nhiều dinh dưỡng để cây cho nhiều lá nhiều cành mới, từ đó ...

Quả sung rất giàu dinh dưỡng cho các chị ...

Quả sung rất giàu dinh dưỡng cho các chị em mang bầu- Quả Sung dồi dào lượng ...

11 lợi ích của trái vả

Các nghiên cứu thành phần hoạt chất cho thấy trái vả rất tốt cho những người ăn ...

Khám phá công dụng nước ép trái nhàu

Cây nhàu được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta. Trái của cây nhàu có rất ...

Kỹ thuật trồng bon bon nhiều trái

Vùng trồng bòn bon phải có nhiệt độ trung bình 27 độ C và chênh lệch ít ...

Cách trồng dâu tây trong chậu ra trái

ạn muốn tự trồng dâu tây tại nhà nhưng chúng không ra trái? Vậy tại cách chăm ...

Cách xử lý hoa dâu hạ châu đậu trái

Dâu Hạ Châu là loại trái cây Việt Nam và là một đặc sản của Cần ...

Bí quyết trồng cây dẻ Trùng Khánh hạt to

Cây dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng hay còn gọi là dẻ ván: thích hợp với đất ...

Kỹ thuật trồng táo mèo năng suất cao

Táo mèo được trồng ở vùng núi phía bắc, gần đây táo mèo được biết đến với ...

Kỹ thuật trồng cây óc chó

Gần đây quả óc chó được mọi người khá ưa chuộng, bởi lợi ích của chúng. Quả ...

Kỹ thuật trồng cây mâm xôi

Cây mâm xôi trồng được quanh năm, tuy nhiên, thời điểm gieo trồng tốt nhất là cuối ...

Cách tạo giống và trồng cây hạt dẻ đỏ

Cây hạt dẻ đỏ có hạt nhỏ nhưng ăn rất bùi và ngon nên được mọi người ...

Ca cao có thể giúp cải thiện chứng suy ...

Các chuyên gia tại Trung tâm Y khoa Đại học Columbia - Mỹ mới đây cho biết, ...

Cách bón phân hiệu quả cho cây ăn trái

Để cây ăn trái đạt năng suất cao, có chất lượng ngon thì phân bón là yếu ...

Phân bón cơ bản sử dụng cho cây ăn trái

Phân bón cho cây ăn trái được sử dụng tuỳ theo đất, giống và tình trạng dinh ...

Kỹ thuật bao trái cây trồng bằng giấy

Bao trái cũng làm giảm quả rụng do bị sâu bệnh gây, giảm số lần phun thuốc ...

Kỹ thuật trồng gấc

Giống gấc cho năng suất quả cao, nhiều hạt đã được trình diễn là giống gấc Diễn, ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh trà

Cây thanh trà dễ trồng, ít nhiễm sâu bệnh hại, chịu hạn rất tốt, các giống thanh ...

Bón phân cho dâu tây

Cây dâu tây đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm ...

Kỹ thuật trồng dâu tây

Dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ ...

Hướng dẫn cách trồng cây me Thái - Me ngọt

Cây me nói chung được người dân ta trồng khắp nơi nhưng cho trái có vị chua ...

Chọn cây ăn trái trồng trên vùng đất bị ...

Sự thay đổi của khí hậu toàn cầu hiện nay gây ra tình trạng nước ngập thường ...

Vì sao phải xén và tỉa cành cây ăn ...

Xén và tỉa cành cây ăn trái là một việc làm cần thiết trong chăm ...

Lợi ích của cây Vả

Lợi ích của cây Vả thể hiện qua giá trị dinh dưỡng từ trái Vả đem lại ...

Quả vả món ăn và vị thuốc

Theo đông y thì quả vả có vị ngọt tính bình, có công năng làm mạnh dạ ...

3 Cách khắc phục rụng quả non trên cây ...

Cây ăn trái trồng tại nhà khi đến giai đoạn cây đang ra trái non thì có ...

Một số thông tin về cây gấc

Cây gấc là loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, ...

Bảo vệ vườn cây ăn trái mùa mưa lũ

Để bảo vệ vườn cây ăn trái, trước mùa mưa lũ, bà con nên đôn cao đất ...

Chăm sóc cho cây ăn trái trong mùa mưa

Cây ăn trái lâu năm nếu chăm sóc theo cách truyền thống đều sinh trưởng mạnh và ...

Kỹ thuật trồng Cây lê

Lê là một cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn lê

Khi trồng, cuốc 1 hốc vừa bằng bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt cao ...

Kinh nghiệm chống rụng hoa, quả non ở cây ...

Để hạn chế hiện tượng rụng hoa, quả non ta cần chú ý một số điểm sau đây

Kỹ thuật trồng cây Dâu Tây

Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ...

Kỹ thuật trồng trám trắng

Trám trắng là cây bản địa, đa mục đích, đ­ược nhân dân ta ­a chuộng. Là cây ...

Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng gấc

Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng gấc ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Cách chuyển vị trí cây trồng lâu năm

Khi trồng cây cảnh, cây bóng mát, cây lâm nghiệp, cây ăn quả nhiều khi cần đào, ...

Lưu ý khi trồng bòn bon

Cây bòn bon ghép 2 tuổi được trồng trong hố kích thước khoảng 60 x 60 x ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản