Cây ăn quả >> Cây Sầu Riêng

Kỹ thuật trồng và kích thích sầu riêng ra hoa trái vụ

Sầu riêng là cây thân gỗ cao, to, ưa sáng nên trồng thưa để vườn được thoáng, cây khoẻ mạnh.

I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

1. Kỹ thuật trồng


- Thời vụ: trồng từ đầu đến giữa mùa mưa.

- Khoảng cách trồng: Thay đổi từ 7 – 12m/cây tuỳ theo giống và độ màu mỡ của đất. Sầu riêng là cây thân gỗ cao, to, ưa sáng nên trồng thưa để vườn được thoáng, cây khoẻ mạnh.

- Chuẩn bị đất trồng: tuỳ địa hình và điều kiện riêng của từng vùng mà có cách chuẩn bị hố khác nhau: đào hố hoặc đắp mô, lên liếp để trồng cây. Tuy nhiên nếu có điều kiện nên đắp mô sẽ giúp cây không bị ngập úng và thuận lợi cho việc xử lý ra hoa sớm sau này. Vật liệu cho vào hố trồng phải tơi, xốp, giàu dinh dưỡng, có thể là hỗn hợp theo tỉ lệ 1 phân chuồng +1 đất + 200g super lân + Furadan, trộn đều hỗn hợp và cho vào hố sau khi đã đặt cây, ém chặt đất (chỉ lấp đất ngang mặt bầu), cắm cọc giữ cây và tưới đẫm.

- Che mát 50% ánh sáng cho cây; có thể trồng sầu riêng dưới bóng mát những cây như ổi, nhãn, chôm chôm, chuối… chung quanh vườn sầu riêng nên trồng cây chắn gió. Tưới đủ nước. Tránh bón quá nhiều phân nhất là phân đạm ở thời gian đầu sau khi trồng. Nên chia phân ra làm nhiều lần bón và pha phân để tưới trong giai đoạn đầu.

2. Chăm sóc

a) Tỉa cành tạo tán: cần tỉa bỏ các cành mọc đứng, ốm yếu, cành mọc quá gần mặt đất, cành bị sâu bệnh. Giữ lại các cành mọc ngang, mạnh khoẻ, cành ở độ cao hợp lý.

b) Tỉa trái: tỉa bỏ bớt trái trước tuần thứ sáu sau khi đậu trái, tỉa 2 lần: khi trái bằng cái ly và khi bằng cái chén. Các loại trái cần tỉa bỏ: trái mọc dày, méo mó hoặc bị sâu bệnh.

c) Tưới nước

- Giai đoạn cây con: tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khoẻ mạnh, mau cho trái.

- Giai đoạn cho trái: khi sầu riêng ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hạt phấn khoẻ, đậu trái tốt. Khi cây mang trái cần tưới nước đầy đủ để trái phát triển. Tủ gốc: đậy tủ gốc nhằm giữ nhiệt độ đất vào mùa nắng ổn định, đồng thời tránh cỏ dại phát triển. Vườn trồng sầu riêng nên làm cỏ hạn chế (giữ cỏ cao 30 – 40cm) hoặc trồng cỏ trai quanh gốc.

d) Bón phân

- Giai đoạn cây chưa cho trái: (cây từ 1 – 3 năm tuổi)

+ Phân chuồng: 10 - 20kg

+ Ure: 200 - 400kg

+ Supper lân: 800 – 1.000kg

+ Sunfat kali: 100g

+ Vôi: 1 – 2 kg
Chia ra bón 4 – 5 lần trong năm.

- Giai đoạn cây cho trái ổn định: bón làm 4 lần trong năm như sau:

+ Lần 1: sau khi thu hoạch, tỉa cành, bón:

Phân hữu cơ: 10 – 20 kg

Phân vô cơ: N:P:K:Mg (18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4): 5 – 6 kg/gốc

Tưới nước ngay sau khi bón phân nhằm tạo bộ lá khoẻ mạnh, xum xuê trong thời gian ngắn nhất.

+ Lần 2: Trước khi ra hoa 30 – 40 ngày, thúc ra hoa bằng phân hỗn hợp với lượng lân cao theo công thức N:P:K (10:50:17) 2,5 kg/gốc.
Phun phân bón lá có chứa Bo như Botrac trước khi cây ra hoa và khi đậu trái nhằm tăng khả năng đậu trái.

+ Lần 3: khi trái to bằng trái chôm chôm, giúp trái phát triển nhanh và có chất lượng cao bằng phân hỗn hợp với lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg (12:12:17:2) 3kg /gốc.

+ Lần 4: khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch cần bón kali dạng K2SO4 nhằm nâng cao chất lượng trái. Không nên bón kali clorua (KCl, kali đỏ) vì nhiều chất clo cũng làm sượng trái.

e)Phòng trị sâu bệnh


- Rầy phấn: là loại côn trùng chích hút làm rụng lá non hàng loạt, trị bằng Suppracide, Actara, Applaud… khi rầy vừa xuất hiện hoặc phun thuốc khi cây ra đọt non để ngừa.

- Sâu đục trái: sâu non đục vào quả gần cuống và thải phân màu nâu bên ngoài lỗ đục. Những trái thành chùm liền nhau thường bị hại hơn trái riêng lẻ. Nên tiả bỏ bớt các trái nhỏ, trái bị sâu, dùng que nhỏ ngăn cách các trái liền nhau, bao trái. Phun sớm và phun định kỳ để ngừa sâu bằng Pyrinex, Decis, Lannate, DC Tronplus…

- Bệnh thối gốc chảy nhựa: phòng trị bằng cách không để vườn đọng nước, hàng năm vào đầu và cuối mùa mưa dùng thuốc gốc đồng tưới quanh gốc. Sử dụng các loại thuốc như: Aliette, Ridomyl, Mastercop, Metalaxyl…phun đẫm lên tán lá và thân cây 3 – 4 lần trong mùa mưa. Vào đầu mùa mưa dùng vôi hoà với thuốc gốc đồng quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m để ngừa bệnh. Phát hiện vết bệnh trên cây dùng dao cạo sạch vỏ chỗ vết bệnh rồi dùng một trong các loại thuốc nêu trên quét lên vết bệnh vài lần cách nhau 7 – 10 ngày.

f)Thu hoạch và bảo quản

Sầu riêng từ khi đậu trái đến chín khoảng 4 tháng. Để thu trái tập trung nhà vườn áp dụng kỹ thuật bấm cuống trên các trái đã già. Sau khi thu xong cần để trái nơi thoáng mát và tránh va chạm trên trái.

II. Kích thích sầu riêng ra hoa nghịch vụ

- Mùa ra hoa tự nhiên của sầu riêng thay đổi tùy theo giống và điều kiện khí hậu của từng nơi. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Chuơng trình IPM trên cây ăn trái của trường Đại Học Cần Thơ hợp tác với Đại Học Laurent, Bỉ (1999) cho thấy giống sầu riêng Khổ Qua Xanh trồng ở Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ra hoa tập trung vào tháng 12 - 1 và thu hoạch vào tháng 4 - 6. Giống sầu riêng Sữa Hột Lép của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trồng tại vườn tiêu bản trường Đại Học Cần Thơ ra hoa vào đầu tháng 2 và thu hoạch trong tháng 6. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết nên mùa ra hoa của sầu riêng thay đổi từ năm nầy đến năm khác. Theo nhiều khảo nghiệm cho thấy giống sầu riêng Khổ Qua Xanh có thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch từ 90 - 100 ngày, RI 6 từ 105 - 110 ngày các giống còn lại từ 105 - 120 ngày.

- Trong các bước xử lý cây sầu riêng ra hoa thì kỹ thuật chăm sóc cây sau thu hoạch đóng vai trò quyết định đến các giai đoạn sau và kết quả đạt được trong suốt quá trình xử lý. Do đó, đầu tư mạnh vào giai đoạn này là rất quan trọng. Khi cơi đọt thứ 2 lụa thì tiến hành xử lý cho cây ra hoa. Bước đầu sử dụng MKP (0 – 52 - 34) phun ướt toàn lá với liều lượng 100g/8 lít nhằm giúp lá mau thuần thục. Khoảng 15 ngày sau phun paclobutrazol 80 – 120 g/8 lít đều lên hai mặt lá khi lá đã phát triển hoàn toàn, kết hợp với đậy nylon trên mặt liếp và rút nước trong mương khô kiệt. Thời gian bắt đầu ra hoa sau khi được kích thích từ 20 – 30 ngày nếu được đậy gốc và xiết nước tốt. Cần chấm dứt quá trình kích thích ra hoa khi thấy mầm hoa xuất hiện. Dỡ nylon đậy mặt liếp, bón phân và tưới nước cho mầm hoa phát triển. Nhà vườn huyện Chợ Lách, Bến Tre thường bón phân N:P:K 15 -15 -15 với liều lượng 0,5 - 1kg/cây để thúc mầm.

Kỹ thuật trồng sầu riêng trái vụ

Mô hình trồng sầu riêng xen chuối

Ông Lê Văn Sáu xây dựng thành công mô hình sầu riêng xen chuối, mỗi năm thu ...

Các cách nhân giống cây Sầu riêng

Để có cây Sầu riêng con trồng, nhà vườn thường nhân giống sầu riêng bằng hai phương ...

Cần cảnh giác khi ăn trái sầu riêng!

Thông tin mới đây về một phụ nữ Thái Lan tên Chanthra Fuskul, 47 tuổi, ở tỉnh ...

Cách khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Cần Thơ thì sầu riêng ...

Phòng trừ sâu bệnh hại hoa trái sầu riêng

Đặc biệt thời điểm ra hoa, kết trái là giai đoạn rất mẫn cảm với sâu bệnh, ...

Sâu bệnh hại sầu riêng

Cây nhiễm bệnh có bộ lá không còn bóng mượt và chuyển màu vàng, sau đó rụng ...

Cây sầu riêng và kỹ thuật chọn giống

Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng có độ ...

Để cây sầu riêng ra hoa nghịch vụ

Để có được vườn sầu riêng ra hoa nghịch vụ theo ý muốn thì nhà vườn cần ...

10 lợi ích tuyệt vời của sầu riêng

Với mùi thơm nồng ngay cả khi chưa lột vỏ, sầu riêng là một loại trái cây ...

Thu hoạch, bảo quản sầu riêng

Nếu dùng cho ăn tươi nên thu hái vào khoảng từ 113-118 ngày sau khi đậu trái; ...

Bón phân cho sầu riêng

Mỗi gian đoạn sinh trưởng của cây luôn đi kèm với quá trình sinh lý nhất định. ...

Kỹ thuật trồng sầu riêng công nghệ cao

Hiện nay, sầu riêng là một trong 3 loại cây ăn quả chủ lực được tỉnh khuyến ...

Để có vườn sầu riêng sai trái

Cây sầu riêng được trồng ở Đăklăk vẫn mang dang dấp manh mún, tự phát (chưa được ...

Trồng sầu riêng chuyên canh

Khi sầu riêng kết thúc vụ trái, anh bắt đầu dọn tỉa cành, tạo tán cho thông ...

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng

Nếu chủ động nước tưới thì có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào ...

Kỹ thuật trồng sầu riêng Thái Lan (Phần 3)

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng Thái Lan ở phần này sẽ giúp bà con phòng trừ ...

Kỹ thuật trồng sầu riêng Thái Lan (Phần 2)

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng Thái Lan từ cây con đến ...

Kỹ thuật trồng sầu riêng Thái Lan

Kỹ thuật trồng sầu riêng Thái Lan hiện nay được nhiều bà con áp dụng và đạt ...

Kỹ thuật trồng sầu riêng

Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng được quanh năm nếu bảo đảm được nước ...

Kinh nghiệm trồng sầu riêng Monthoong

Để trồng sầu riêng Monthoong trước hết cần đắp đê bao ngăn lũ, bởi rễ nó chịu ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Sầu riêng không phải là cây tự thụ phấn mà là cây thụ phấn chéo nhờ côn ...

Xử lý ra hoa và biện pháp giữ trái ...

Ở nước ta sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam, cây có khả năng ...

Kỹ thuật trồng sầu riêng

Sầu riêng có thể được nhân giống bằng hột, tháp mắt, tháp cành, tháp đọt và chiết. ...

Giống và kỹ thuật trồng cây sầu riêng

Xung quang gốc nên giữ sạch cỏ để tránh tăng ẩm độ, trong mùa khô cần che ...

Hạn chế sầu riêng rụng trái non

Trái rụng có nhiều nguyên nhân như khi gặp mưa nhiều làm dư nước hoặc do cây ...

Kỹ thuật trồng sầu riêng cơm vàng hạt lép

Về tiềm năng năng suất, trọng lượng trái thương phẩm thay đổi từ 1,5 - 4 kg, ...

Phân bón dành cho sầu riêng

Nông dân thường không bón phân vào hố trồng sầu riêng khi mới trồng.Lúc này sầu riêng ...

Cây sầu riêng

Sầu riêng cho quả ăn ngon, bổ. Hạt sầu riêng có bột, rang, nướng hay luộc ăn ...

Thuốc từ sầu riêng chữa yếu sinh lý

Không chỉ ngon miệng, quả sầu riêng còn giúp cải thiện một số bệnh, trong đó có ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản