Cây ăn quả >> Cây Ổi

Ươm trồng ổi

Nhân giống ổi rất dễ dàng bằng cả hai con đường: Sinh sản hữu tính và vô tính

Là loài cây nhiệt đới thuộc nhóm thân gỗ sống dai (thân mộc lưu niên), ổi không kén đất, được trồng phổ biến trên khắp mọi miền đất nước ta từ lâu đời. Qua chọn lọc nhân tạo cho ra nhiều giống ổi quý như ổi mỡ, ổi trâu, ổi tầu, ổi Bo... được nhiều người mến mộ. Là thành phần của khu hệ sinh thái khép kín (VAC) và còn là cây cảnh (như ổi tầu) cho dáng đẹp (bon sai khi trồng trong bồn chậu) hoa đẹp và thơm thuộc loại bon sai có hoa quả, nên ổi ngày càng được trồng nhiều, ít đòi hỏi chủ nhân chăm sóc, bởi thích nghi cao, chịu đựng tốt với bất lợi của ngoại cảnh (môi trường sống).
Nhân giống ổi rất dễ dàng bằng cả hai con đường: Sinh sản hữu tính và vô tính.

– Nhân hữu tính bằng lấy hạt từ những quả chín tự nhiên (chín cây) từ cây mẹ dãi nắng có tuổi từ 5 – 15 năm (đang sung sức). Chọn những quả to, nây đều rồi bổ, nạo hạt đem xát bỏ vỏ nhầy bọc ngoài đem phơi dưới nắng nhẹ cho khô giòn rồi bảo quản nơi kín và khô đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao (tới trên 90%) sau 1 – 2 năm.

Gieo vào đầu xuân, tới giữa mùa hạ khi cây giống cao từ 15 – 20cm hãy ươm tiếp trên nền đất mầu, cao ráo và thường xuyên ẩm sau 1 – 2 tháng rồi mới ra ngôi (định vị) gốc cách gốc tối thiểu 4m (trung bình 4,5 – 5m) để trưởng thành khép tán không xảy ra cạnh tranh sinh tồn (cây chạm lá). Chỉ sau 3 –4 năm là bói, cây gieo từ hạt có tuổi thọ rất cao (từ hàng chục đến hàng trăm năm).

– Nhân vô tính chủ yếu bằng chiết cành vào mùa nóng ẩm khi cây phát nhựa. Chọn những cành "bánh tẻ" (có mầu vỏ trung gian gốc–ngọn, chưa hóa bần "xù xì") ở cây mẹ đã bói để khoanh bóc vỏ, cạo sạch "tơ" (là mô phân sinh – tượng tầng) để tránh "dẫn thủy liền sẹo" rồi để ráo nhựa, hình thành mô sẹo sau 3 –5 ngày mới bọc đất, bó bầu. Đây là kinh nghiệm quý của bà con nông dân ở những vùng thâm canh ổi như Bo ở Thái Bình. Nên chọn những cành dãi nắng (lộ sáng) phát ra ở hướng đông đến nam được hưởng vi khí hậu tối ưu thì vỏ dầy chứa nhiều nhựa sống, sớm phát nhanh và nhiều rễ. Sau 3 –4 tháng khi thấy rễ thứ cấp mang lông hút lan tỏa như tơ nhện ở ngoại vi bầu là ta cắt cành hạ thổ. Trồng ổi bằng chiết (hoặc giâm, cấy mô v.v... nếu có đủ điều kiện kích thích mô phân sinh phát rễ) thì "chóng ăn" nhưng cũng "chóng tàn" vì tuổi cây giống tiếp theo tuổi của cây mẹ mà thôi, sớm cỗi (thoái hóa). Đây là biện pháp bổ sung nhanh cho vườn để sớm thu hoạch.

Theo Khuyến nông Việt Nam

Nhân giống ổi không hạt

Trước khi chiết hoặc ghép nên bón thêm phân kali thì dễ bóc vỏ, cây nhanh ra ...

Ổi không hạt Phugi

Ổi Phugi có kiểu dạng quả dài, da màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc, giòn, ...

Cách trồng chăm sóc giống ổi ruột đỏ

Ổi ruột đỏ có tên khoa học là Psidium guajava. Đây là một giống được trồng từ ...

Cách trồng chăm sóc cây ổi ruột đỏ không hạt

Không chỉ có lớp vỏ ngoài bắt mắt mà bên trong của loại ổi này còn có ...

Nhân giống ổi không hạt Phugi

Do không có hạt nên bạn có thể nhân giống bằng cách chiết cành, đây cũng là ...

Sâu bệnh hại ổi

Cây ổi đang là thế mạnh của nhiều vùng nông nghiệp, nhưng cũng có nhiều loại sậu ...

Phòng trừ sâu đục trái và bệnh thán thư ...

Trong mùa mưa ổi rất thường hay bị sâu đục trái và bệnh thán thư gây hại, ...

Giống ổi tím Malaysia

Ổi tím là một giống ổi mới và lạ của Malaysia có nguồn gốc từ miền Nam ...

Phòng trừ rệp sáp phấn hại ổi

Nhóm rệp này chưa thấy hại đáng kể, do trong điều kiện tự nhiên rệp sáp có ...

Phòng trừ bệnh thường gặp trên cây ổi

Rầy đeo bám ở đọt non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi ...

Bao trái ổi bằng túi Nilon để chống sâu bệnh

Chờ khi ổi đậu trái được 15-20 ngày, trái lớn cỡ ngón tay cái, tiến hành phun ...

Trồng ổi không hạt

Ổi không hạt có sức phát triển rất nhanh, nếu bón phân tưới nước đầy đủ, hợp ...

Ruồi đục trái ổi

Nhiều nhà vườn coi đây là loại sâu hại nguy hiểm nhất trên cây ổi, vì chúng ...

Thu hoạch, bào quan ổi

Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ ...

Trồng cây ổi – bonsai

Qua tìm hiểu và trồng ổi mình xin chia xẻ với anh em mới học chơi ổi ...

Những lý do bạn nên ăn nhiều ổi

Nếu bạn đang bị những triệu chứng như tiêu chảy, kiết lỵ, táo bón, ho, cảm lạnh, ...

Kinh nghiệm bón phân cho cây ổi

Trồng ổi không đơn thuần chỉ trồng xuống đất rồi đợi cho chúng ra quả, mà chúng ...

Kỹ thuật trồng ổi bốn mùa

Nhờ hiệu quả kinh tế lớn và công dụng của cây ổi bốn mùa vì thế có ...

Quả ổi chín nhiều vitamin C hơn cả cam

Theo Đông y, quả ổi còn xanh có vị ngọt, chát, tính bình, có tác dụng kiện ...

Cây ổi chữa bệnh

Chống mất nước, giữ ấm người và bảo vệ khí hoá của Tỳ Vị là những yêu ...

Chữa bệnh bằng lá ổi

Lá ổi có chứa tinh dầu, trong đó có alpha-limonen, bêta-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ...

Cách trồng cây ổi lê trong chậu tại nhà

Hiện nay trồng cây trong chậu tại nhà đang được người dân thành phố quan tâm thực ...

Kỹ thuật trồng ổi

Ở Việt Nam đâu đâu ổi cũng mọc, trừ những núi cao. Ở đồng bằng cũng như ...

Kỹ thuật trồng ổi

Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương ...

Kỹ thuật trồng ổi không hạt

Ổi có thể trồng được ở nhiều loại đất. Có khả năng chịu hạn tốt và chịu ...

Kỹ thuật trồng ổi voi

Ổi voi ra hoa làm 2 đợt: đợt 1 vào tháng 4-5, chín vào tháng 7-8; đợt ...

Phương pháp để cây ổi cho nhiều trái

Nếu vườn ổi nhà bạn đã trồng với khoảng cách 2 - 2,5m một cây thì cứ ...

Kỹ thuật trồng cây ổi trắng số 1

Khi chín có màu xanh, ăn giòn, thơm, ít hạt, hiệu quả kinh tế cao. Giống có ...

Bón phân cho ổi

Ổi không kén đất, nên trồng được ở nhiều nơi. Tuy nhiên rất kỵ với các loại ...

Học hỏi kinh nghiệm thâm canh ổi lê

Ổi lê hay còn gọi là ổi đài loan. Được mọi người ưa chuộng bởi độ ngon, ...

Giống Ổi Nữ hoàng

Là giống có chất lượng vượt trội nên được mệnh danh là Nữ Hoàng của loài ổi. ...

Để cây ổi trồng chậu ra nhiều quả

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều giống cây ổi mới có ưu thế nhanh ra ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản