Cây ăn quả >> Cây Nhãn

Phương pháp ghép cải tạo trồng nhãn muộn

Ưu điểm của cây nhãn muộn là sinh trưởng khoẻ, ra hoa không cách năm. Quả to mẫu mã đẹp, cùi dày, thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Do có năng suất cao, chất lượng tốt, chín sau các giống nhãn chính vụ khoảng gần 1 tháng nên giá bán của nhãn muộn thường cao gấp 2-3 lần giống chính vụ.

Hiệu quả của mô hình trồng nhãn muộn

Giống nhãn muộn của gia đình chị Thiết là giống PHM99-12. Đây là một giống nhãn muộn đầu dòng được tuyển chọn trong nhiều năm liền. Giống này có chất lượng quả thơm ngon, năng suất cao, khối lượng trung bình đạt 80-85 quả/1 kg.

Gia đình chị đã trồng giống nhãn này được 7 năm, và  năm nào cũng cho quả. Theo chị Thiết năm nay do thời tiết lạnh kéo dài, thời điểm thu hoạch sẽ chậm hơn mọi năm gần 1 tháng, nhưng nhãn vẫn sai quả, năng suất ước đạt gần 2 tạ quả/cây.

Nói về hiệu quả của mô hình trồng nhãn muộn, chị Thiết cho biết: “Trồng nhãn muôn có 2 ưu điểm, thứ nhất là ra hoa không cách năm, thứ hai là đã ra hoa là có quả.”

Cây nhãn là loại cây không kén đất trồng, khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất phù sa. Hiện nay 1 số tỉnh miền bắc như Hưng Yên, Bắc Giang diện tích trồng nhãn muộn ngày càng tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra 1 số vùng ở miền núi như mộc châu-Sơn La cũng đang trồng thử,  bước đầu đã có những thu hoạch tốt.

Áp dụng phương pháp ghép mắt cải tạo vườn nhãn muộn


Một ưu điểm của loại nhãn muộn này là khi trồng, người trồng không cần chặt bỏ cây nhãn cũ. Bà con có thể áp dụng các phương pháp ghép mắt cải tạo vườn nhãn.

Thời vụ ghép nhãn thích hợp là: vụ xuân vào tháng 3, 4  và vụ thu vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Vào thời điểm này các điều kiện nhiệt độ, môi trường đều thích hợp để tiến hành ghép cây, khả năng sống cao hơn.                               

Đối tượng để đem ghép là những cây nhãn con, hoặc những cây nhãn đã lâu năm nhưng ra hoa không hiệu quả, cho năng suất và chất lượng quả thấp. Với cây nhãn con là cây nhãn hoàn toàn mới, được gieo bằng hạt; chủ yếu là giống nhãn thóc, những giống địa phương có khả năng thích nghi tốt. Cây nhãn trồng sau 1 năm là có thể đem ghép.

GHép cải tạo giống nhãn muộn

Gốc ghép có đặc điểm cây sinh trưởng khỏe, xanh tốt, không sâu bệnh.

Cây nhãn được chọn làm mắt ghép là những cây đầu dòng qua nhiều năm tuyển chọn. Cây có đặc điểm là loại nhãn ngon, số lượng quả đồng đều, cây sinh trưởng và phát triển tốt không sâu bệnh.

Hiện nay ở Hưng Yên có một vài giống nhãn muộn được công nhận là giống nhãn đầu dòng như  PHM99-12, PHM99-14,PHM99-15,… Những giống nhãn này được sử dụng để làm mắt ghép cải tạo nhãn.

Tùy vào kích thước của cành ghép mà bà con lựa chọn cành mắt ghép có kích thước tương đương. Chọn những cành to, khỏe ở tầng tán thứ 2, cành hướng ra ánh nắng. Khi lấy mắt ghép chú ý giữ cho cành mắt ghép không bị mất nước, như vậy mới đảm bảo cho chỗ ghép phục hồi nhanh.

Sau khi chọn được cành ghép, bà con cắt bỏ hết phần lá trên mắt ghép, dùng vải ẩm bọc lấy mắt ghép giữ ẩm. Sau đó, tiến hành ghép cây.

So sánh giữa cây nhãn đem trồng mới và cây ghép, thì cây trồng mới sau 3 năm mới có quả, nhưng ghép cải tạo thì chỉ sau một năm cây đã bói quả, và chất lượng quả đạt yêu cầu, chi phí đầu tư giảm.

Kỹ thuật nhân giống nhãn Thái Ido

Để nhân giống nhãn Ido thường có các cách như: chiết cành, tháp bo ngoài ra còn ...

Cách trồng chăm sóc nhãn tiêu da bò

Nếu có dịp ghé qua Miền Tây bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những loại ...

Cách trồng chăm sóc nhãn siêu ngọt

Không chỉ sở hữu vẻ ngoài bắt mắt với những chùm quả to mọng nâu sáng óng ...

Kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cây ...

Một số kỹ thuật chăm sóc và xử lý sâu bệnh hại nhãn trong thời kỳ mang ...

Bệnh bồ hóng gây hại trên cây nhãn

Bệnh bồ hóng thường xuất hiện ở các vườn nhãn trong giai đoạn từ nở hoa đến ...

Nhãn tím Sóc Trăng

Giống nhãn này không chỉ có màu sắc kỳ lạ, mà còn có mùi vị thơm và ...

Giới thiệu giống nhãn chín muộn của Viện Nghiên ...

Ba giống nhãn chín muộn là PH-M99-1.1, PH-M99-2.1 và HTM-1 được Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển ...

Loại nhãn nào ngon nhất miền Bắc hiện nay?

Nhãn lồng Hưng Yên vốn nổi tiếng là loại ngon nhất miền Bắc từ xưa, nhưng ngày ...

Khái quát chung về cây Nhãn

Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt ...

Các giống Nhãn và phương pháp chăm sóc cây giống

Nhãn giống là cơ sở để phát triển và sản xuất nhãn. Nếu không có cây giống ...

Cách diệt và chế biến bọ xít hại vải ...

Bọ xít, một loại côn trùng cũng là món ăn đặc sản, bổ dưỡng đang được người ...

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây nhãn

ấu hiệu của bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, ỏ giữa hoặc đầu lá màu nâu ...

Phòng trừ bệnh thối trái nhãn

Bệnh thối trái do nấm Phytophthora sp gây ra. Thông thường, bệnh gây hại ở những chùm ...

Phòng bệnh chổi rồng trên nhãn

Chổi rồng là bệnh hại quan trọng nhất trên cây nhãn hiện nay, bệnh tấn công và ...

Để Dơi không phá nhãn

Cứ đến mùa thu hoạch nhãn là dơi lại đến phá hoại, gây thiệt hại lớn cho ...

Bón phân cho cây nhãn

Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón làm tăng năng suất quả, và khắc ...

Ứng dụng kỹ thuật chăm bón thời kỳ nhãn ...

Thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi, mưa nhiều, trời âm u, số giờ nắng ít… ...

Kinh nghiệm trồng nhãn tiêu da bò

Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc vườn nhãn của anh ...

Phối hợp các biện pháp cứu nhãn nhiễm bệnh ...

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, hiện có 16.269 ha nhãn (chiếm hơn 55%) trong 29.226 ha ...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử lý ra ...

Nhãn Ido là giống nhãn nổi tiếng của Thái Lan. Diện tích trồng nhãn Ido chiếm ...

Kỹ thuật trồng cây nhãn chín sớm Hưng Yên

Nhãn chín sơm là giống nhãn chín sớm tự nhiên, không bị lai tạo, việc nhân giống ...

Kỹ thuật trồng cây Nhãn Muộn Hà Tây

Cây Nhãn muộn Hà Tây có xuất xứ ở xã Đại Thành - huyện Quốc Oai - ...

Kỹ thuật trồng giống nhãn muộn Hà Tây

Nhãn chín muộn Hà Tây là giống nhãn quý đã được Bộ Nông nghiệp cấp thương hiệu ...

Kỹ thuật trồng nhãn muộn Hưng Yên

Trồng nhãn muộn Hưng Yên so với các giống nhãn khác cũng không quá khó và phức ...

Những kỹ thuật đặc biệt trồng nhãn da bò

Nhãn da bò là loại trái cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để ...

kỹ thuật trồng nhãn Hương chi

Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp (gọi là nhãn lồng ...

Kỹ thuật cho nhãn sai quả

Muốn cho cây nhãn sai quả mỗi năm, nên áp dụng cách làm như sau: Ngay ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn trường thành

Cầy nhãn có tính thích ứng rộng nên có thể trồng trên nhiều lọai đất, từ vùng ...

Phương pháp thu hoạch và bảo quản nhãn

Từ khi nhãn ra hoa cho đến khi trái chín trung bình khoảng 3-4 tháng (tuỳ giống), ...

Kỹ thuật trồng cây nhãn xuồng

Nhãn xuồng gồm có các loại: xuồng cơm vàng, xuồng cơm ráo, xuồng cơm trắng, xuồng bao ...

Kỹ thuật trồng nhãn lồng Hưng Yên

Ngày 12 tháng 8 năm 2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với UBND ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản