Tin KHKT >> Khoa Học Kỹ Thuật

Ứng dụng của nấm đối kháng Trichoderma

Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất.

Nấm đối kháng TrichodermaChúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống, những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tạo và còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng. Tuy nhiên không nhiều giống có khả năng này.

Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển tốt nhất là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn công các loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế chủ yếu: Ký sinh nấm, kháng sinh, cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian; sự chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ; làm hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ, cảm ứng sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh.

Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận nhưng những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm soát sinh học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình thái chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính, gần đây nhiều phương pháp phân loại dựa trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng. Hiện nay, nấm Trichoderma ít nhất 33 loài.

1. Khả năng kiểm soát bệnh

Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm (mycoparasitism). Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang dại, do đó, T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết ra nhiều enzym hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.

Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng kiểm soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm.

2. Ứng dụng của nấm đối kháng Trichoderma

2.1 Lương thực và ngành dệt

Trichoderma là những nhà máy sản xuất nhiều enzyme ngoại bào rất có hiệu quả. Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các enzyme khác phân hủy các polysaccharide phức tạp. Nhờ vậy chúng thường được sử dụng trong thực phẩm và ngành dệt cho các mục đích tương tự.

2.3 Chất kiểm soát sinh học

Hiện nay loài nấm này đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như không được đăng ký trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật. Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây.

2.4 Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng


Những lợi ích mà những loài nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm qua bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây như bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán.

Một khả năng có lẽ đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ.

2.5 Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen
 
Nhiều vi sinh vật kiểm soát sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen mã hoá các sản phẩm có hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có nguồn gốc từ Trichoderma đã được tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong chuyển gen để tạo ra cây có khả năng kháng được nhiều bệnh. Chưa có gen nào được thương mại hóa, tuy nhiên có một số gen hiện đang được nghiên cứu và phát triển.

2.6 Khả năng ứng dụng ở Việt Nam


Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu long và Đông nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng. Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học có ứng dụng kết quả nghiên cứu mới này hiện có trên thị trường như loại phân Cugasa của Công ty Anh Việt (TP. Hồ Chí Minh) phân VK của Công ty Viễn Khang (Đồng Nai) đã được nông dân các vùng trồng cây ăn trái, cây tiêu, cây điều và cây rau hoan nghênh và ứng dụng hiệu quả.

TS. Dương Hoa Xô – TT CNSH Tp. Hồ Chí Minh – Khuyennong.gov.vn

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn ...

Làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ...

Quy trình kỹ thuật nuôi Lợn đệm lót sinh học

Chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học là sự lên men vi sinh vật trên ...

Chế phẩm EM gốc

Dung dịch EM gốc hay còn gọi là EM1 là từ viết tắt của Effective microorganisms có ...

Giải pháp hạn chế tác hại nhiễm mặn đến ...

Hiện nay mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng, gây ảnh hưởng xấu đến vườn cây ...

Trồng cây cảnh theo phương pháp thủy canh, giải ...

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn đang báo động. Chất lượng cuộc ...

Cơ chế mới giúp tăng năng suất cây trồng

Các nhà khoa học do các chuyên gia tại trường Đại học Durham dẫn đầu đã phát ...

Trị bệnh ung thư từ thực phẩm tự nhiên

Ung thư là một căn bệnh rất quái ác và gây ra tỉ lệ tử vong hiện ...

Dùng thiên địch biến đổi gien có thể thay ...

Hàng nghìn con côn trùng biến đổi gien do các khoa học gia tại Anh phát triển ...

Phương pháp dùng nấm không gây bệnh để tăng ...

Một nhà khoa học từ UPM đã phát triển một phương pháp để nâng cao năng suất ...

Kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng

Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao xây dựng mô hình trồng ...

Tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase in vitro ...

Cần tây Apium graveolens L. là loại rau ăn được trồng phổ biến trên thế giới, đồng ...

SIT là gì- áp dụng SIT vào vườn thanh ...

Dự án này do Viện khoa học nông nghiệp miền Nam phối hợp với Cơ quan năng ...

Gen ánh sáng giúp tăng 1/5 sản lượng cà chua

Các khoa học gia cho biết rằng họ đã tìm thấy 1 gen ở cà chua dại ...

Đổi màu cam sành từ xanh đến vàng

Vỏ trái cam sành có màu xanh đậm, kể cả khi trái đã già và thậm chí ...

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục đất chua

Đất chua là đất có nhiều axít, chứa ion H+ hoặc có nhiều ion sắt (Fe3+), nhôm ...

Sử dụng hoá chất hút ẩm bảo quản các ...

Các chất này khi cho vào bao bì cùng với sản phẩm rau quả sấy khô, nó ...

Sử dụng màng phủ nông nghiệp đúng cách

Một số cây trồng thẳng đứng, được cắt tỉa cành lá trong quá trình canh tác và ...

Quy trình công nghệ bảo quản rau quả tươi ...

Vừa qua Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng phối hợp với Hiệp hội rau quả Đà ...

Tạo giống hoa hồng mới

Công nghệ mới ở đây chủ yếu là dùng công nghệ gen để tạo ra giống mới. ...

Bảo quản rau quả tươi bằng oxy không khí, ...

Dự án đã mang lại kết quả khả quan trên 6 loại rau quả đặc trưng của ...

Trồng khoai tây bằng hạt nhân tạo

Hạt khoai tây nhân tạo còn có ưu điểm khó bị tổn thương khi vận chuyển vì ...

Kỹ thuật bảo quản và lưu kho Khoai Tây giống

Bảo quản và lưu kho khoai tây giống là hai khâu đặc biệt quan trọng trong quá ...

Bước tiến trong cải thiện giống Khoai Tây chất ...

Vừa qua, nhóm cán bộ Viện Sinh học nông nghiệp thuộc Trường đại học Nông nghiệp I ...

Kỹ thuật sinh học nano thực vật

Theo tạp chí khoa học Nature Materials, một nhóm nhà hóa sinh và kỹ sư hóa chất ...

Nhân giống Bưởi không hạt từ công nghệ hạt nhân

Ưu điểm của công nghệ này trong nông nghiệp là tạo ra những giống mới có phẩm ...

Nghiên cứu gene để lai tạo giống ớt có ...

Các nhà khoa học đã xâu chuỗi được bộ gene của cây ớt và phát hiện ra ...

Biểu hiện thiếu dinh dưởng ở cây trồng

Khi phân tích thành phần của thực vật, người ta đã tìm ra sự có mặt của ...

Các loại rau nhiệt đới có thích nghi với ...

Các nhà khoa học Siberia đã tìm ra phương pháp làm cho các loại rau nhiệt đới ...

Trồng rau vụ đông phủ nilon

Nhiều nông dân các xã Đoàn Thượng, Toàn Thắng, huyện Gia Lộc đã ứng dụng che phủ ...

Chế phẩm sinh học EMINA cho chăn nuôi gà

Tăng năng suất, chất lượng vật nuôi. Tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi. Phòng chống ...

Hỗn hợp rỉ mật đường và mỡ một nguồn ...

Hỗn hợp rỉ mật đường và mỡ ở dạng lỏng đã được dùng làm bổ sung trong ...

Sử dụng mật rỉ đường để kiểm soát ammonia ...

Các nghiên cứu ở Úc cho thấy vi khuẩn dị dưỡng sẽ sử dụng carbon hữu cơ ...

Sử dụng mật rỉ đường làm thức ăn cho ...

Rỉ mật có thể được cho gia súc ăn theo một số cách khác nhau như trộn ...

Những vấn đề chung khi sản xuất rau theo ...

Quá trình sản xuất rau, quả phải được tự kiểm tra rút ra các vấn đề ...

Nói về dư lượng các chất trong rau quả

Lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa phân hủy hết còn trong rau gọi là dư lượng ...

Mô hình trồng rau ăn lá bằng phương pháp ...

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang phối hợp cùng với ngành nông nghiệp Đà Lạt xây ...

Tìm hiểu về trồng rau thủy canh

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch ...

Good Agricultural Practice – Thuật ngữ GAP

Trong nông nghiệp tiêu chuẩn GAP - Good Agricultural Practice. Có nghĩa là Thực hành sản xuất ...

Kỹ thuật tưới nhỏ giọt áp dụng cho cây ...

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện khoa học thủy lợi miền Nam thực hiện thành công đề tài ...

Cách trồng húng quế đơn giản nhất cho mọi người

Xin chia sẻ vài cách trồng rau quế đơn giản dễ làm phù hợp cho mọi người ...

Làm tăng hương vị cho rau quả bằng ánh sáng

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Florida, Mỹ mới đây đã thành công trong việc ...

Cây trồng biến đổi gien- hiểu như thế nào?

Cảnh báo và thận trọng ! Đó là 2 điều mà tác giả Hải Dương muốn chia ...

Canh tác hữu cơ-Phương pháp canh tác thân thiện ...

Canh tác hữu cơ không phải là phương pháp mới nhưng để áp dụng nó chúng ta ...

Tự trồng rau bằng vật dụng thiết kế tự động

Hệ thống khay trồng cây tự động là khay trồng cây tự tưới nước trên các loại ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản