Cây ăn trái >> Cây Dứa

Trị bệnh từ cây dứa dại

Cây Dứa dại còn gọi là dứa gỗ, dứa gai… tên khoa học là Pandanus odoratissium L.F. thuộc họ Dứa dại Pandaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trong nước ta, trên các bãi cát ẩm, dọc ven bờ suối, bờ sông ngòi.

Dứa dại có nhiều tác dụng chữa bệnhTheo lưu truyền dân gian cây Dứa dại có tác dụng trị viêm gan, xơ gan cổ trướng. Thực tế, loài cây này còn được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh khác như viêm thận phù thũng, viêm tinh hoàn, sỏi thận..

Đông y dùng cây dứa dại làm thuốc từ lâu đời từ những lá hay rễ dứa hoặc quả dứa, hạt quả. Song ngọn đọt non của cây dứa dại người ta dùng làm rau ăn, ngay cả gốc trắng mềm của lá dứa dại cũng làm rau ăn. Để làm thuốc dứa dại cũng được thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô cất đế dùng dần.

Bộ phận dùng làm thuốc của dứa gai là rễ, thu hái quanh năm, đọt non vào mùa xuân và quả vào mùa hè thu.Loại rễ non chưa bén đất càng tốt, đào về, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Theo kinh nghiệm của nhân dân miền Nam, rễ dứa gai phối hợp với vỏ cây đại, hương nhu, tía tô, hoắc hương, mỗi vị 8g, hậu phác 12g, rễ si 8g, rễcau non 4g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, chữa phù thũng.

Theo đông y lá cây dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, công hiệu lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi), nên dùng trị cảm mạo, phát sốt, viêm thận, thủy thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm kết mạc mắt. Ngoài ra còn dùng quả dứa dại trị lỵ, ho, hạt quả trị viêm tinh hoàn hay trĩ…

Những bài thuốc trị bệnh từ cây dứa gai:


Liều sử dụng trung bình: Cho lá dứa dại cho dạng thuốc sắc từ 15 - 30 g/ngày. Rễ dứa dại khô ngày dùng 15 - 30g cho dạng sắc (có thể sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác). Quả hay hạt dùng 30 - 60g, sắc uống mỗi ngày.

Để tham khảo và áp dụng xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh chứng từ cây dứa dại.


* Chữa đau đầu mất ngủ:
Rễ dứa dại 20 - 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.

* Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa 20 - 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 - 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.

* Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 - 20g, hạt quả chuối hột 10 - 12g, rễ cỏ tranh 10 - 12g, bông mã đề 8 - 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 - 20g, rễ cây lau 10 - 12g, củ cỏ ống 10 - 12g, sắc lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 - 150 ml.

* Trị viêm thận phù thũng: Rễ dứa dại 30 - 60g, thịt lợn nạc 150 - 200g, nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần cần ăn 3 – 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (Du long thái) 30 - 60g, rau má 12 - 16g, Bông mã đề 10 - 12g, Bồ công anh 12 - 16g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150 ml.

* Trị viêm gan, xơ gan cổ trướng: Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 – 30g, lá quao nước 20 - 30g, lá cây ô rô 12 - 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150 ml vào trước bữa ăn.

* Hoặc bài thuốc chữa xơ gan cổ trướng:
quả dứa gai 200g, thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá cối xay, lá trâm bầu, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Có thể thêm 50g cỏ hàn the hoặc 50g cỏ tranh, tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan mạn tính: quả dứa gai 100g, chó đẻ răng cưa 50g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm 2 lần.

* Chữa đái tháo đường: dứa gai 9 hạt giã nhỏ, nhồi vào khúc ruột già lợn, ninh thật nhừ ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày.

* Chữa chứng viêm tinh hoàn: Lấy hạt quả dứa dại 30 - 60g, lá tử tô 30g, lá quất hồng bì 30g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.

* Ăn uống kém sau sinh: Rễ dứa dại 15 - 20g, vỏ cây chòi mòi (Antidesma ghaesembilla Gaertn, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae) 7 miếng cỡ 4×6 cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 ml.

* Bệnh viện Ba Vì- Hà Tây đã chữa chứng tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù thận bằng bài thuốc kinh nghiệm sau: rễ dứa gai 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, trấu gạo nếp 50g, sao thơm, nõn tre 25g, cam thảo dây 25g.Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút đem lọc thêm đường uống trong hai ngày.
Người lớn: mỗi lần 200-300ml, trẻ em tuỳ tuổi 100-150ml, ngày 2-3 lần.Một đợt điều trị là 5 ngày, nghỉ 3 ngày tiếp tuc đợt nữa cho khỏi hẳn. để chữa ra cát sỏi, lấy rễ dứa gai, mộc thông cỏ tháp bút, sinh địa mỗi vị 20g thái nhỏ, sắc uống làm 3-5 lần trong ngày với bột hoạt thạch 10g.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Kỹ thuật nhân giống vô tính dứa Cayen

Cây dứa cũng giống như một số loại cây ăn quả khác là có thể nhân giống ...

Kỹ thuật trồng dứa tại nhà

Việc trồng các loại rau xanh và cây quả sạch tại nhà đang dần trở nên quen ...

Phòng trị bệnh thối nõn và thối rễ trên ...

Sử dụng nấm đối kháng để phòng trị bệnh thối nõn và thối rễ tháincorên cây dứa

Hiện tượng vàng trắng lá dứa ở các tỉnh ...

Lá cây bị biến màu và có màu vàng trắng xen lẫn với những đốm màu xanh ...

Sâu bệnh gây hại cho câydứa

Dứa hỏng nhanh khi thành phần khí quyển nơi bảo quản thiếu ôxy để quá trình ...

Xử lý dứa ra hoa theo ý muốn

Giống dứa, nên dùng giống Cayen Cách xử lý ra hoa, quả trái vụ: Có hai sản ...

Những tác hại khi ăn quá nhiều dứa

Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sử ...

Những lý do bạn nên ăn nhiều dứa

Bên cạnh các vitamin và khoáng chất mà hầu hết các loại trái cây đều có, khóm ...

Giới thiệu về cây Dứa

Cây dứa - Hay còn gọi là thơm là một trong những loại cây cho quả được ...

Các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác dứa

Canh tác dứa hiện nay của nông dân quá dầy về mật độ – khoảng cách trồng, ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 1

Người ta đã mệnh danh cho dứa là vua của loài hoa quả để nói rằng cây ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 6

Kéo dài thời gian thu hoạch dứa giúp cho người trồng chủ động trong việc thu hoạch ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 2

Trổng bằng chổi nách mau cho quả, sản lượng cao. Trung bình sau khi trồng khoảng trên ...

Phương pháp trồng và chăm sóc dứa

Dứa tuy là cây chịu hạn khá, có thể trồng trọt ở những nơi đất khô cằn ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 3

Dứa ớ nước ta có thể trồng dày 30.000 cây/ ha. những công thức mật độ càng ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 4

Thời vụ trồng dứa không yêu cầu chặt chẽ như một số cây trồng khác. Có thể ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 5

Quả dứa được đánh bỏ chồi ngọn phát triển cân đối,quả to, nặng cân, hình dáng quả ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 7

Để trồng dứa được tốt, chúng ta cẩn có hiện pháp đề phòng rệp sáp và bệnh ...

Xử lý dứa ra hoa

Muốn vườn dứa ra hoa tự nhiên, thu quả vào mùa hè một cách tập trung, đồng ...

Kỹ thuật trồng dứa Cayenne

Dứa cayenne là một loại cây trồng có khả năng thích nghi rộng phát triển tốt trên ...

Xử lý dứa Cayen ra hoa trái vụ

Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu mua đúng loại thuốc ethrel đảm bảo chất lượng, làm đúng ...

Bảo quản trái dứa sau thu hoạch

Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa.

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản