Cây ăn trái >> Cây Chuối

Các bài thuốc dân gian từ cây chuối hột

Theo y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang

Chuối hột có tên khoa học là Musa brachycarpa Back., họ Chuối (Musaceae). Dân gian thường gọi là chuối chát, thường dùng quả xanh, gọt bớt lớp vỏ ngoài, sau đó bào thành lát để dùng trong các món cuốn chung với các loại rau sống, khế, hoặc trộn gỏi, bóp thấu, chấm mắm nêm hoặc mắm tôm. Ngoài các thành phần chất dinh dưỡng tốt như đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao vì vậy chuối xanh chát nhiều hơn ngọt. Tanin trong chuối xanh có tác dụng làm săn se niêm mạc nên tránh được tiêu chảy khi ăn chung với những món ăn có nhiều rau sống, lạnh bụng.

Theo y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang, dùng 30-50g quả chuối chát thái mỏng sao vàng hạ thổ rồi lường 4 chén nước sắc còn 1 chén uống mỗi ngày, hoặc hãm nước sôi uống như trà mỗi ngày, thời gian khoảng 1 tháng có kết quả.

Nhiều tài liệu ghi chép dân gian dùng tất cả các bộ phận của chuối hột để làm thuốc.

1. Hạt chuối hột (chỉ lấy ở quả chuối chín)

- Chữa sạn thận, chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như uống nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

- Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp, 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống.

- Chữa hắc lào, lấy quả xanh còn ở trên cây, cắt đôi, hứng lấy nhựa, bôi hàng ngày vào chỗ hắc lào. Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với rau sống ăn với sứa, với gỏi cá giảm độ tanh và đề phòng tiêu chảy.

3. Vỏ quả chuối hột

- Chữa kiết lỵ, lấy 20g vỏ quả chuối hột, 20g vỏ quả lựu, 10g búp ổi, phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước uống.

- Chữa đau bụng kinh, lấy 40g vỏ quả chuối hột, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột. Quế chi 4g, cam thảo 2g, tán bột. Trộn đều luyện với mật ong thành viên 5g, uống 1 viên 3 lần trong ngày với nước ấm.

4. Củ chuối hột

- Chữa cảm nắng, sốt cao, lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống có thể chữa được cảm nắng, sốt cao, mê sảng.

- Chữa kiết lỵ ra máu, dùng củ chuối hột kết hợp với củ sả, mỗi thứ 4g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống cả một lần trong ngày.

5. Lá chuối hột

- Dùng để gói bánh ít các loại giúp cho mùi bánh thơm và không độc so với các loại lá chuối khác.

- Chữa băng huyết, nôn ra máu, lấy 10g lá chuối và 20g tinh tre, phơi khô đem đốt tồn tính tán nhỏ, hãm nước sôi uống ngày 1 lần.

6. Hoa chuối hột

hoa chuoi- Chữa sản phụ thiếu sữa, hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm gỏi ăn để tăng tiết sữa ở sản phụ mới sinh con.

- Chữa táo bón, hoa chuối luộc hoặc trộn gỏi gà ăn để tăng cường chất xơ chống táo bón, nhưng nhớ luộc kỹ để loại bỏ chất chát. Uống nước hoa chuối còn giúp loại acid uric và cặn lắng trong bàng quang, giúp loại bỏ chất độc trong người. Đặc biệt do bắp chuối ở trên cây nên đảm bảo sạch và không có thuốc trừ sâu, an toàn hơn các loại rau khác.

7. Thân chuối hột

- Giúp ổn định đường huyết, chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 – 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết. Nhưng cách dùng này thì phải bỏ mất cây chuối nên cũng hơi cầu kỳ.

- Chữa phù, theo một số tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột còn có tác dụng lợi tiểu mạnh.

Hiện nay ở các quán nhậu bình dân thì món rượu chuối hột cũng là món ưa thích của nhiều quý ông vì tin rằng nó giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực phái mạnh, vì vậy nếu uống rượu pha chế không đúng quy cách cũng đã xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc rượu chuối hột, do đó cũng nên giới thiệu cách để chế biến một bình rượu chuối hột ngon, hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn.

Cách ngâm rượu chuối hột ngon

Chọn chuối hột thật chín, lột bỏ, ép mỏng phơi nắng (nhớ che để giữ không cho ruồi nhặng hoặc bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt.

Rượu ngâm phải là rượu trắng, không tạp (thường gọi là rượu cốt, rượu nguyên chất, rượu nếp hoặc gạo đều được, nồng độ rượu > 40 độ).

Dụng cụ ngâm rượu phải là bình thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào 1/3 bình, đổ rượu đầy 2/3. Đậy kỹ nắp, khoảng 3 tháng là uống được, để càng lâu càng tốt. Rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt. Dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ yên giấc.

Tuy vậy nhưng rượu chuối hột vẫn được xếp vào loại rượu thuốc, không phải uống để nhậu xỉn. Liều dùng 10 – 20ml uống trong bữa ăn.

Có thể gia thêm với chuối hột các vị thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ thận như Đỗ trọng, Ba kích, Ngưu tất, Tục đoạn, Đại táo, Long nhãn, Đương quy, Thục địa, Câu kỷ tử, Bạch thược, Xuyên khung, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Quế chi (4-8g mỗi vị), các vị thuốc này cũng được rửa sạch, phơi khô và nên mua ở các cơ sở y học cổ truyền uy tín, có thể thêm ít mật ong để có một bình rượu thơm ngon.

Chú ý: thuốc rượu do dùng rượu trắng hay rượu nếp để ngâm, nên các thành phần hoạt chất có trong chuối hột sẽ được chiết xuất và khuếch tán hoàn toàn trong rượu, nếu dùng chữa bệnh chỉ nên dùng khi nào khỏi bệnh thì ngưng, không nên dùng lâu dài với liều cao hơn 30ml/ ngày, vì có những thuốc tuy không có biểu hiện ngộ độc cấp tính nhưng khi dùng từ 3-6 tháng lại có các biểu hiện ngộ độc. Ngoài ra rượu cũng có điểm lợi là nó giúp dẫn thuốc nhanh, tác dụng nhanh, biến dưỡng và đào thải cũng nhanh, nhưng điểm hại là khi uống nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Hơn nữa chuối hột dùng lâu cũng có tác dụng phụ là gây kích ứng niêm mạc dạ dày do ngộ độc tanin, người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ đang có thai và sau khi sanh không nên dùng. Người bị huyết áp cao cũng không nên dùng.

Tác dụng của chuối hột, các bài thuốc từ chuối hột

Theo DS Lê Kim Phụng-taghcm.org.vn

Tác dụng chữa bệnh của Chuối rừng

Cây có thân giả cao 2-3m; mặt dưới của lá có thể tía, phiến dài; buồng mọc ...

Bài thuốc chữa sỏi thận, tiểu đường bằng chuối hột

Tiến sĩ Võ Văn Chi có nhiều năm nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam cho biết ...

Trồng chuối nên dùng loại chồi nào?

Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính, thường dùng chồi con để ...

Phương pháp gieo trồng cây chuối

Lúc bắt đầu đào tạo cây giống, cường độ ánh sáng và nhiệt độ không được quá ...

Xử lý chuối chín vàng đẹp mắt

Điều khiển quá trình chín ở chuối hay làm mất màu xanh của chuối già dựa trên ...

Cách tự tẩy nốt ruồi tại nhà với vỏ chuối

3 thực phẩm dưới đây sẽ giúp tẩy nốt ruồi vô cùng hiệu quả, bạn hãy thử ngay.

8 lợi ích không ngờ của vỏ chuối

Một số vỏ trái cây và rau quả có tác dụng tốt cho sức khỏe, một số ...

Cách phân biệt chuối chín ép bằng thuốc diệt ...

Chuối là thực phẩm quá quen thuộc với chúng ta nhưng vì lợi ích riêng mà nhiều ...

Bệnh chùn đọt trên cây chuối

Đây là bệnh nguy hiểm trên cây chuối, nhất là trên chuối già, chuối cau. Theo nhiều ...

Hãy ăn quả chuối xấu mã nhất

Khi bị chê xấu xí nhất, đó lại là lúc chuối chín trứng cuốc phát huy tác ...

Quy trình nhân giống chuối tiêu hồng bắng phương ...

Giống chuối Tiêu Hồng là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta, có giá ...

Phòng trừ bệnh Panama cho chuối

Bệnh héo rũ Panama của chuối do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra. Bệnh có thể xảy ...

Phòng và trị nấm phấn đen hại chuối

Mặt trên của lá bị muội đen như bồ hóng, có những con màu trắng bám vào ...

10 điều bất ngờ xảy ra khi bạn ăn ...

Ăn 3 quả chuối mỗi ngày, bạn sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 1500mg kali và ...

Cây chuối đỏ

Chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm thấy ...

Chuối hột vị thuốc chữa bệnh đái tháo đường

Theo kinh nghiệm dân gian, chuối hột trị được nhiều bệnh khá hiệu quả, mà lại không ...

Khắc phục úng ngập cây chuối sau bão lũ

Để khắc phục úng ngập cho cây chuối sau mưa bão, các nhà vườn cần thực hiện ...

Công dụng của quả chuối theo Đông y

Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư ...

Ăn bao nhiêu chuối là đủ?

Chuối là một nguồn dinh dưỡng tốt và đặc biệt được các bodybuilders ưa thích. Tuy nhiên, ...

Công dụng của quả chuối theo Đông y

Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư ...

Mô hình trồng chuối trái vụ và kỹ thuật ...

Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Chuối là loại cây ...

Kỹ thuật trồng chuối đỏ

Chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm thấy ...

7 lợi ích tuyệt vời của quả chuối với ...

Quả chuối có rất nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe như làm đẹp da, giảm ...

Công dụng chữa bệnh cực hay từ chuối

Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư ...

Ăn chuối rất tốt cho sức khỏe

Chuối là một loại rau quả có thành phần của hầu hết những vi chất ...

Nên tập cho trẻ thói quen ăn chuối

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, đối với trẻ em, chất xơ của chuối có tác ...

5 mẹo hay với vỏ chuối

Chuối không chỉ có công dụng với sức khỏe mà ngay cả vỏ chuối cũng có rất ...

Chuối tốt cho sức khỏe bà bầu

Chuối là loại quả cung cấp kali và axit folic tuyệt vời. Bên cạnh đó, chuối còn ...

Chuối - cây thuốc đa năng

Quả chuối cung cấp nhiều kali, phốt pho, magiê, sắt, canxi, tinh bột và đường, vitamin A, ...

Dùng chuối xanh chữa bệnh

Chuối là một loại quả quen thuộc với người dân Việt Nam. Và chuối cũng là một ...

Chuối hột chữa sỏi thận

Quả chuối hột - còn gọi là chuối chát thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi ...

Giảm cân hiệu quả và an toàn với quả chuối

Chuối chứa chất norepinephrine, chất có khả năng phân giải các chất béo có trong cơ ...

Chuối sáp trồng và chăm sóc

Chuối sáp co đặc trưng là trái chuối sáp không thể ăn sống mà phải luộc chín ...

Lợi ích tuyệt vời của quả chuối

Mặc dù chuối nhanh bị thâm và chỉ ăn ngon trong thời gian nhất định, nhưng chuối ...

Bảo quản và chế biến chuối

Chuối là loại trái cây thông dụng ở Việt Nam, từ quả chuối, hoa chuối, thân chuối. ...

Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của quả chuối

Chuối là một loại rau quả có thành phần của hầu hết những vi chất ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối tiêu hồng

Chuối tiêu hồng bề ngoài không khác chuối tiêu bình thường nhưng mỗi buồng cho ra hơn ...

Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng

Sau khi trổ buồng 3,5-4 tháng, quả căng và chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt ...

Kỹ thuật trồng chuối tây

Giống trồng phải được chọn từ những vườn, cây không bị bệnh. Cây có quả to, đều, ...

Quy trình kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng

Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ...

Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng

Khi chín vỏ quả chuối tiêu hồng có màu vàng sáng đẹp nhưng cuống quả vẫn còn ...

Kỹ thuật bón phân cho chuối tiêu hồng

Cây chuối có nhu cầu dinh dưỡng cao nên sẽ làm đất nhanh bị bạc màu, cây ...

Bón phân cho cây chuối

Cân đối đạm kali cho chuối có tầm quan trọng lớn, 2 yếu tố này có ý ...

Cách bón bùn ao cho chuối

Bùn ao được coi như một loại phân hữu cơ có giá trị, vì thế bón bùn ...

Phương pháp trồng chuối tây

Không được dùng phân chuồng chưa hoai, đạm và nước tiểu để chăm sóc chuối, vì cây ...

Chống bão cho vườn chuối

Chuối là cây sợ mưa to gió lớn nên cần phải chủ động hạn chế đến mức ...

Bón phân cân đối cho cây chuối

Bón phân cho chuối ngoài việc tăng năng suất, còn làm tăng đáng kể chất lượng chuối, ...

Kỹ thuật trồng chuối phủ bạt

Mục đích hạn chế sâu, bệnh hại, giữ cho trái đẹp, khi mưa tránh cho đất bị ...

Kinh nghiệm trồng chuối cho năng suất cao

Trên thế giới, nước đạt năng suất chuối cao nhất là Goatemala 100 tấn/ha. Chuối có giá ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản