Rau củ quả >> Cà Tím

Phòng trừ sâu đục trái cà tím

Ngoài sâu xám, rệp sáp, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm nâu, bệnh sương mai... cây cà tím còn bị sâu đục trái thường xuyên gây hại

Con trưởng thành của sâu đục trái là loại bướm nhỏ, sải cánh rộng 20-22mm, cánh màu trắng. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới tán lá, trong các bụi cỏ dại trên ruộng hoặc xung quanh bờ, đường đi, chiều mát thể bay ra hoạt động. Sau vũ hóa khoảng một ngày, con trưởng thành bắt đầu giao phối, sau đó 2-3 ngày thì con cái bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ thành từng cụm ở mặt dưới của lá (thường ở lá thứ 4-6 từ ngọn xuống). Một con cái có thể đẻ vài chục trứng (cá biệt trên 200 trứng). Trứng dẹp, màu trắng sữa, xếp thành hình ngói lợp.

Sâu non 1-2 tuổi có kích thước rất nhỏ (dài 1,2-1,8mm), màu phớt xanh, có nhiều lông phủ; 3-4 tuổi có màu trắng đến hồng. Khi đẫy sức sâu có màu hồng đậm, có 4 sọc nâu, dưới bụng màu trắng đục. Sau khi nở vài ngày có thể đục phá trái cà tím.Vết đục nhỏ nên khó phát hiện. Sau đó, sâu ăn rỗng phần xốp thịt trái, lŕm cho trái bị hư, mất giá trị thương phẩm; trái bị hại nặng sẽ không sử dụng được. Trái bị sâu hại nếu gặp mưa dễ bị thối do chỗ đục bị bội nhiễm vi sinh vật. Ngoài đục trái, sâu còn phá hoại cành non, gây héo cành, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, nhất là vào thời kỳ có mưa lớn, ẩm độ không khí cao.

Khi đẫy sức sâu hóa nhộng trên ngọn cây, trên lá giá, trên thân hoặc dưới thảm thực vật. Nhộng dài 10-12mm, bọc trong hai lớp kén dày màu hồng đậm. Sau khi vào nhộng khoảng 2 tuần thì vũ hóa thành con trưởng thành.
Để hạn chế tác hại của sâu, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Sau khi thu hoạch cà tím cần dọn hết tàn dư của cây trên ruộng, đem tiêu hủy, đồng thời cày bừa kỹ để diệt nhộng.

- Kiểm tra ruộng thường xuyên, nếu thấy cành non hoặc trái cà bị sâu gây hại cần ngắt bỏ, tiêu hủy để diệt sâu đục thân ở bên trong

- Khi sâu đă chui vào bên trong trái thì việc dùng thuốc phun xịt ở ngoài thường không hiệu quả. Mặt khác vỏ trái cà rất mỏng, khi ăn thường không gọt vỏ, vì thế việc phun thuốc trừ sâu rất dễ gây độc hại cho người sử dụng. Do đó chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và đặc biệt phải tuân thủ quy định về thời gian cách ly của thuốc

Theo Nguyễn Khang Thái, Kinh tế nông nghiệp

Phòng trị nhện đọ hại cà tím

Nhện thư­ờng phát sinh và gây hại trong điều kiện mùa khô nóng nhiều hơn ở mùa ...

Cà tím chữa viêm gan vàng da

Đông y gọi chung các loại cà là Giã tử, Ái qua, Nuy qua, tên khoa học ...

Kỹ thuật trồng cây cà nói chung

Cà pháo, cà bát gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Cà tím quả ...

Phương pháp ghép cà chua trên cà tím đem ...

Để cây đã ghép vào nhà che kín bằng nilon trong suốt, ngoài phủ lưới đen để ...

kỹ thuật trồng cây cà solanum

Là cây rau ăn quả được trồng phổ biến nhiều nơi trong nước. Cà dễ trồng, cho ...

Trồng cà tím an toàn

Cà tím là một loại rau ăn thông dụng được trồng để lấy quả lớn có màu ...

Ăn cà tím tốt cho sức khỏe

Cà tím - cà dái dê có tên khoa học là Solanum melongena, họ cà. Quả dài ...

Chuẩn bị đất trồng cây cà tím

Cà tím có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau - vụ đông xuân ...

Kỹ thuật trồng cây cà tím

50 - 60 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Cứ 2 - 3 ngày ...

Kỹ thuật trồng cây cà tím vụ hè

Lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000m2 là 30 - 40kg. Hạt cần được xử ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản