Cây rau gia vị >> Cây Ớt

Biện pháp phòng trừ bệnh hại cây ớt

Nấm xâm nhiễm vào phần thân cây sát mặt đất, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm, về sau vết bệnh lan rộng có thể dài tới vài centimet bao quanh thân, gốc, lan rộng xuống tận cổ rễ dưới mặt đất

1. Héo rũ gốc mốc trắng

- Tác nhân gây bệnh: Do nấm Sclerotium rolfsii.

- Triệu chứng bệnh: Triệu chứng điển hình của bệnh được thể hiện rõ nhất từ khi cây ra hoa - hình thành quả - thu hoạch. Nấm xâm nhiễm vào phần thân cây sát mặt đất, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm, về sau vết bệnh lan rộng có thể dài tới vài centimet bao quanh thân, gốc, lan rộng xuống tận cổ rễ dưới mặt đất. Mô vết bệnh dần dần bị phân hủy, các lá dưới gốc héo vàng và rụng trước, sau đó lan lên các lá phía trên, cuối cùng dẫn tới các lá héo rũ, cây khô toàn thân. Khi cây mới nhiễm bệnh thì rễ cây vẫn bình thường, sau đó rễ dần dần hóa nâu, thâm nâu và thối mục. Trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm độ cao thì trên bề mặt vết bệnh sát mặt đất sẽ xuất hiện lớp nấm màu trắng phát triển mạnh, sợi nấm mọc đâm tia lan dần ra mặt đất chung quanh gốc cây, tạo thành một đốm tản nấm màu trắng xốp, một vài ngày sau trên tản nấm đó sẽ hình thành nhiều hạch nấm. Khi còn non hạch có màu trắng sau chuyển dần sang màu nâu giống hạt cải. Bệnh xuất hiện có thể rải rác hoặc từng vạt trên ruộng tùy theo điều kiện ngoại cảnh đất đai và quá trình chăm sóc.

-  Đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh

Đây là loại nấm đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao nhưng thích hợp nhất là nhiệt độ 25-30oc. Hạch nấm có thể tồn tại 5 năm trong đất khô nhưng chỉ tồn tại 2 năm trên đất ẩm. Sợi nấm chỉ sống được vài tuần và chết khi nguồn dinh dưỡng được sử dụng hết. Nấm gây bệnh được bảo tồn trong đất và các tàn dư  cây trồng bằng hạch nấm hoặc sợi nấm, có khả năng sinh sống và nảy mầm ở độ sâu khoảng 5-8cm, nếu bị vùi lấp sâu hơn sẽ không có khả năng nảy mầm. Nấm không thể tồn tại trên đất bỏ hoang khoảng 2 năm. Sự có mặt của tàn dư cây trồng chưa bị phân hủy trên ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và xâm nhiễm của nấm bệnh. Bệnh thường phát sinh nặng hơn khi lượng lá rụng trên ruộng tích tụ quá nhiều chung quanh gốc.

2. Héo rũ thối đen

- Tác nhân gây bệnh: Do nấm Phytophthora capsici 

Bệnh gây hại trên cây ớt trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Tùy từng giai đoạn và điều kiện ngoại cảnh khác nhau mà mức độ gây hại của bệnh cũng khác nhau. Ở thời kỳ cây con, vết bệnh lúc đầu là là một chấm nhỏ màu nâu hoặc màu đen  ở  rễ gốc thân. Sau đó vết bệnh lan lên phía trên làm hại thân lá và lan xuống phía dưới gây hại rễ chính, gây thối rễ, cây chết gục. Khi gặp trời mưa độ ẩm cao toàn cây bị thối nhũn ra, bề mặt mô bệnh thường có một lớp nấm màu trắng.Trời hanh khô cây bệnh nâu đen héo và chết. Khi cây lớn, trên gốc thân có vết màu đen kéo dài về phía trên và dưới. Khi chẻ phần thân thấy lõi có màu nâu đến nâu đen, nhưng đặc điểm này không có ở những vị trí cao hơn.

- Đặc điểm phát sinh gây hại của nấm

Nấm phát sinh gây hại trong phổ nhiệt độ rộng 12-30oc. Bệnh phát triển gây hại mạnh khi thời tiết nóng ẩm và đất ướt, lượng mưa lớn hay tưới nước quá mức, nhất là khi trên ruộng đã có cây bị bệnh thì đây là điều kiện để bệnh lây lan ra cả ruộng, vì du động bào tử của nấm gây bệnh có thể bơi được trong nước.

3. Bệnh héo xanh vi khuẩn

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra.

Bệnh héo xanh thường thể hiện triệu chứng ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất. Ở cây bị bệnh ban ngày lá cây mất màu nhẵn bóng, tái xanh héo cụp xuống, về ban đêm có thể hồi phục lại. Sau 2-3 ngày lá cây bị bệnh không thể hồi phục được nữa, các lá gốc tiếp tục héo rũ và toàn cây bị héo rũ rồi chết, cắt ngang thân thấy bó mạch dẫn hóa nâu hoặc nâu đen, nhúng đoạn thân vào cốc nước sạch sẽ thấy dịch vi khuẩn chảy ra màu trắng sữa (đây là đặc điểm để phân biệt bệnh do vi khuẩn và các đối tượng gây hại khác). Trong điều kiện ẩm độ cao, thân cây bệnh dần thối mềm, gãy gục.

- Điều kiện phát sinh phát men của bệnh:

Bệnh gây hại mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhất là khi gặp nắng mưa xen kẽ.
Nguồn bệnh vi khuẩn có thể sống trong đất 5-6 năm, còn trên cây ký chủ và trong hạt giống là 7 tháng.

Vi khuẩn chủ yếu tồn tại trong đất, tàn dư cây bệnh để trở thành nguồn bệnh cho vụ sau, năm sau.

Bón đạm quá nhiều, tưới nước quá ẩm, nhất là khi trên ruộng có cây bị bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh lây lan và gây hại.

*  Biện pháp quản lý bệnh các loại bệnh trên

+ Dọn sạch tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng.

+ Luân canh với cây không cùng ký chủ, tốt nhất là lúa nước.

+ Chọn hạt giống khỏe sạch bệnh để trồng, giống trên ruộng không bị bệnh.

+ Tránh gây tổn thương rễ trong quá rinh trồng trọt, chăm sóc.

+ Khi trồng cần lên luống cao sâu rộng để dễ thoát nước khi gặp mưa lớn.

+ Bón phân cân đối hợp lý tránh bón đạm quá nhiều.

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện cây bị héo rũ để nhổ bỏ kịp thời, phải hạn chế tưới nước, tránh bệnh lây lan trên ruộng.

+ Sử dụng giống chống chịu bệnh, giống ít bị bệnh.

+ Đối với bệnh do nấm Sclerotium rolfsii có thể cày sâu 10-13 cm  để vùi lấp hạch nấm và dùng một số loại nấm đối kháng như : Trichoderm, Gliocladium...

+ Biện pháp hóa học thường  hiệu quả thấp do tác nhân gây bệnh tồn tại chủ yếu trong đất, xâm nhiễm gây hại ở bộ phận rễ, cổ rễ thân sát mặt đất. Tuy nhiên, trong những trường hợp thực sự cần thiết có thể dùng  một số loại  thuốc  phun để tăng cường sức đề kháng cho cây và hạn chế bệnh lây lan như: Rovral, Viroval, Hạt vàng,  Carbendazim, Benlat... (dùng đối với bệnh do nấm Sclerotium rolfsii); Aliette, Ridomil, Phosacide... (dùng đối với bệnh do nấm Phytophthora capsici); Streptomycine 50-200ppm, Kasamin, Starner... (dùng đối với bệnh  do vi khuẩn).

Các bệnh trên cây ớt và cách phòng tránh

Theo Báo Quảng Nam,21/8/2006

Trồng ớt trong chậu

Sau khi đã có đủ các dụng cụ cần thiết thì bạn hãy tiến hành trồng ớt ...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ớt ngọt

Hương vị của loại ớt này cũng không cay mà lại ngọt nên được gọi là ớt ...

Bệnh trên cây ớt trồng tại nhà

Bệnh trên cây ớt trồng tại nhà thường là những bệnh nào

Chăm sóc và Phòng trừ bệnh thán thư hại ...

Đây là bệnh rất phổ biến trên ớt trong mùa mưa. Bệnh Anthracnose - Bệnh thán thư ...

Gieo ươm giống ớt

Trồng ớt không khó, nhưng để giảm bớt công sức, chi phí để tăng thêm lợi nhuận ...

Bệnh héo tươi hại ớt

Triệu chứng đầu tiên trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây ...

Hướng dẫn cách trồng cây ớt sừng

Giống ớt sừng thường có 2 loại trái: ớt trắng và ớt xanh trái già có màu ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Ớt ta

Sau trồng khoảng 2 tháng thì ớt ra hoa. Đến tháng 3 thì thu được lứa quả ...

Bệnh thối ngọn ớt - đọt ớt

Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống ...

Bệnh khảm hại ớt

Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên ...

Bí quyết tăng dinh dưỡng để ớt thêm cay nồng

Ớt là cây gia vị quan trọng trong đời sống và có giá trị kinh tế cao. ...

Bệnh mốc xám hại ớt

Bệnh do nấm Botrytis cinerea Persoon. Bào tử lây lan theo gió, mưa. Bệnh phát triển mạnh ...

Quy trình trồng ớt đông

Đất làm vườn ươm cần tơi xốp, nhiều mùn, không chua, thoát nước tốt và gần nguồn ...

Bệnh đốm trắng lá ớt

Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh ...

Kỹ thuật chung trồng cây họ cà, ớt

Có thể trồng cây họ cà, ớt trên nhiều loại đất, nhưng phải thoát nước tốt, pH ...

Cách trồng cây ớt làm giàu

Cây ớt là loại cây đã được con người trồng trọt và thu hái từ lâu đời. ...

Quả ớt đốt cháy bớt mỡ bụng ngày Tết

Ớt không chỉ là gia vị tốt cho sức khỏe trong bữa ăn hằng ngày mà ...

15 lợi ích của trái ớt

Các hợp chất trong ớt có tác dụng đối với nhiều loại bệnh, bao gồm: gout, viêm ...

Những điều cần biết khi trồng ớt – Phần 2

Những điều cần biết khi trồng ớt cung cấp những thông tin cơ bản về giống, những ...

Những điều cần biết khi trồng ớt

Những điều cần biết khi trồng ớt cung cấp những thông tin cơ bản về giống, những ...

Kỹ thuật để ớt chín đều

Phân gia cầm hoai mục rất thích hợp cho ớt sinh trưởng, phát triển, năng suất cao, ...

Kỹ thuật trồng ớt Hot Big P22

Khả năng đậu quả rất tốt, sai quả, trọng lượng quả từ 14 - 18g/quả, 55-70 ...

Các bài thuốc chữa bệnh từ ớt chỉ thiên

Theo y học cổ truyền, ớt chỉ thiên có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán ...

Kỹ thuật trồng ớt xuất khẩu

Ớt cay chứa nhiều chất capsaicine có tác dụng gây cay, kích thích ngon miệng và thúc ...

Kỹ thuật trồng ớt trái mùa

Nói chung, ở Indonesia thường trồng ớt vào đầu mùa khô. Sản lượng hạ thấp vào mùa ...

Kỹ thuật trồng ớt cay - ớt xanh

Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà ...

Kỹ thuật trồng ớt chuông - ớt ngọt

Khi cây chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2 ngày nhằm làm cho cây cứng ...

Phương pháp trồng Ớt Ngọt - Ớt Chuông

Ớt ngọt là loại thực phẩm có mặt ở nước ta từ lâu, song mãi đến những ...

Trồng ớt ngọt - ớt chuông hiệu quả

Ớt ngọt là cây ư­a nhiệt độ ôn hòa, khoảng 20 độ C, ớt ngọt khó trồng ...

Chữa tàn nhang với ớt chuông

Hầu hết chị em phụ nữ đều không thích ớt bởi hương vị đậm chất cay của ...

Lợi ích của ớt chuông

Với những dưỡng chất dồi dào như vitamin C, vitamin A, chất xơ, chất chống ôxy hóa…, ...

Ăn lá ớt phòng ngừa bệnh tim

Những nghiên cứu mới đây cho thấy lá ớt còn làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ ...

Giải mã đặc tính cay của ớt

Các nhà nghiên cứu quốc tế, bao gồm các nhà khoa học tại Đại học California, Davis ...

Ai không nên ăn ớt?

Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn. Ớt có tác dụng cải ...

Công dụng tuyệt vời của trái ớt

Ớt được biết đến là một loại gia vị thường xuyên có mặt trong các bữa ăn ...

Kỹ thuật trồng cây ớt

Hiện nay, một số nông dân trong tỉnh trồng ớt bán ăn tươi cho hiệu quả kinh ...

Kỹ thuật trồng cây ớt cay

Ớt cay là loại cây trồng phát triển tốt ở vùng khí hậu ấm áp thích ánh ...

Bài thuốc giảm đau tuyệt vời từ trái ớt

Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, ...

Trái ớt với sức khỏe

Ngoài việc là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều người, ớt còn ...

Tác dung chữa bệnh kỳ diệu của Ớt

Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản