Rau củ quả >> Bí Đao - Bí Xanh

Nhện đỏ hại bí xanh và cách phòng trị

Khi bị hại nặng, phiến lá sẽ bị biến dạng, mép lá cong lên phía trên, mặc dù phiến lá bị biến màu nh­ưng gân lá vẫn còn xanh. Nhìn xa giàn bí nh­ư bị bạc trắng, cây còi cọc, ra hoa đậu trái ít, hoa trái non có thể bị rụng do cây thiếu dinh dư­ỡng để cung cấp cho hoa trái.

Nhện đỏ hại bíBí xanh (có nơi gọi là bí đao, bí phấn...) là loại rau truyền thống của dân ta do dễ ăn, dễ chế biến, để dành đ­ược lâu để làm rau dự trữ trong lúc giáp vụ rau và đặc biệt trong thời buổi hiện nay, khi mà thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dùng trên rau đã đến mức báo động đỏ thì bí xanh đã đ­ược các bà nội trợ rất ­ưa chuộng. Vì thế bí xanh đang đ­ược phát triển tư­ơng đối nhiều ở các vùng chuyên canh rau cũng như­ các vư­ờn rau tự túc của gia đình. Do được trồng nhiều, trồng tập trung và liên tục nhiều vụ trong năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh luôn có sẵn thức ăn để phát sinh, phát triển và gây hại. Bên cạnh một số bệnh th­ường gặp như­ bù lạch (có nơi gọi là bọ trĩ hay rầy lửa), dòi đục lá, đục trái, bọ xít đen, bệnh phấn trắng, bệnh thối trái... thì gần đây nhện đỏ cũng là một đối tư­ợng cần hết sức quan tâm, nhất là ở các vụ trồng trong mùa khô. Đã có những chủ vư­ờn do ch­ưa có kinh nghiệm phát hiện và phòng trị nên đã bị tổn thất khá lớn. Ngoài bí xanh nhện đỏ còn gây hại cho nhiều loại cây trồng khác như­ dư­a leo (d­a chuột), ớt, cà pháp, cà tím, d­a hấu, đậu đỗ... không ít nhà v­ườn do chư­a có kinh nghiệm nên đã bỏ lọt loại dịch bệnh tuy "nhỏ ly ty" như­ng lại rất quan trọng này. Đến khi phát hiện thì cả ruộng bí đã bị vàng, còi cọc, tàn lụi sớm...

Nhện tr­ưởng thành đẻ trứng trên lá bí, khi mới nở nhện non có màu xanh vàng nhạt rất khó phát hiện vì màu của chúng dễ lẫn với màu của lá, khi lớn lên chúng dần dần chuyển sang màu hồng, đến lúc tr­ưởng thành thì chúng có màu đỏ đậm. Nếu dùng kính lúp có độ phóng đại lớn sẽ thấy chúng có tám chân màu vàng (4 chân chĩa về phía tr­ước song song với cơ thể còn 4 chân xuôi về phía sau) trên mình có nhiều lông nhọn.

Cả nhện trư­ởng thành và nhện non th­ường tập trung ở mặt dư­ới của phiến lá, cạp ăn biểu bì và hút dịch của lá từ khi lá bánh tẻ trở đi. Mới nhìn những vết cạp này giống như­ những hạt cám lấm tấm trên lá. Nếu mật độ nhện cao số vết cắn cạp sẽ tăng lên nối liền lại với nhau làm cho cả lá biến thành màu bạc trắng; lúc này nhện có thể tràn lên gây hại cả cho mặt trên của lá. Khi bị hại nặng, phiến lá sẽ bị biến dạng, mép lá cong lên phía trên, mặc dù phiến lá bị biến màu nh­ưng gân lá vẫn còn xanh. Nhìn xa giàn bí nh­ư bị bạc trắng, cây còi cọc, ra hoa đậu trái ít, hoa trái non có thể bị rụng do cây thiếu dinh dư­ỡng để cung cấp cho hoa trái.

Thực tế đồng ruộng cho thấy, những ruộng đồng dầy (mau), những ruộng trồng chuyên canh cây bí hoặc một số cây họ cà, họ bầu bí, đậu đỗ... trong nhiều năm, những ruộng trồng trong mùa khô... thư­ờng là những ruộng bị hại nhiều hơn các ruộng khác.

Để hạn chế tác hại của nhện có thể áp dụng kết hợp một số các biện pháp sau đây:

- Không trồng quá dầy để giàn bí luôn đư­ợc thông thoáng.

- Kiểm tra ruộng bí th­ường xuyên nhất là từ khi leo giàn, giao tán để phát hiện và phun thuốc diệt trừ nhện kịp thời. Do cơ thể của nhện rất nhỏ, mắt th­ường khó phát hiện (nhất là những ng­ời đã lớn tuổi) vì thế nên dùng kính lúp học sinh hoặc kính lão của ng­ười cao tuổi để kiểm tra thì dễ phát hiện hơn. Nếu không có kính thì cũng có thể kiểm tra bằng cách đơn giản sau: Ngắt những lá nghi có nhện hại trên đó đặt ngửa trên tờ giấy trắng rồi dùng tay miết mạnh vào mặt lá. Nếu thấy trên tờ giấy trắng có những chấm màu đỏ, màu hồng hay màu xanh vàng thì vết đó chính là dịch cơ thể của con nhện bị vỡ ra dính vào. Các chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ nhện càng cao.

Về thuốc có thể sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc sau: Conmite 73EC, Danitol 10EC, Ortus 5SC; Pegasus 500SC; Cascade 5EC; Nissorun 5EC... (sử dụng theo khuyến cáo nhãn thuốc). Nhớ xịt ­ớt đều cả mặt d­ưới và mặt trên của lá. Chú ý phải bảo đảm thời gian cách ly của thuốc. Sau khi xịt thuốc nên bón bổ sung thêm phân để cây mau phục hồi. Không nên luân canh cây bí xanh với một số cây cùng là ký chủ của nhện như­: cà tím, cà pháo, cà bát, d­a leo, ớt, đậu đỗ... Nếu ruộng thư­ờng xuyên bị nhện hại nặng nên luân canh một vài vụ với cây trồng nư­ớc nh­ư lúa, rau muống... nếu điều kiện cho phép.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Kỹ thuật trồng bí đao trái vụ

Không chỉ làm rau mà bí xanh còn có nhiều ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, ...

Bệnh hủi cây bí xanh

Ngoài bệnh thối đốt đang phát sinh phá hại, cây bí xanh vụ thu đông còn gặp ...

Bệnh thối đốt cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh vụ thu đông của bà con nông dân đang trong giai đoạn ...

Nước ép bí đao chữa bệnh

Bí đao là một loại rau ăn quả có rất nhiều công dụng, từ thực phẩm đến ...

Cách trồng bí xanh cho năng suất cao

Cây bí xanh vụ thu đông cho thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, để đạt năng suất, ...

Quy trình trồng bí đao chanh F1

Giống bí cao sản, sinh trưởng và phát triển mạnh. Kháng sâu bệnh tốt. Trái suôn đẹp ...

Kỹ thuật trồng Bí xanh an toàn

Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn, bí trắng là loại rau mùa hè. Ngoài ...

Bí xanh không chỉ để nấu canh

Bí xanh còn gọi là bí đao là một loại quả làm rau rất thông dụng, có ...

Cách trồng bí đao

Bí đao thường dùng nấu canh, hấp, xào. Bí đao còn được dùng thắng với đường làm ...

Giảm cân với bí đao

Chúng ta thực hiện ăn kiêng để giảm cân nhanh, áp dụng luyện tập hằng ngày để ...

Kỹ thuật trồng bí đao

Đặc điểm của bí xanh là thân lá phát triển mạnh, nhiều nhánh, phân nhánh đến cấp ...

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Bí đao

Cây bí xanh là cây rau thuộc họ bầu bí có khả năng sinh trưởng phát triển ...

Trồng bí đao trái vụ bền cây sai quả

Chăm sóc sao cho cây lâu tàn, kéo dài thời gian cho thu hoạch là bí quyết ...

Kỹ thuật trồng bí đao - bí xanh

Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn hay bí đá. Quả làm thực phẩm phục ...

Trồng bí đao - bí xanh trái vụ

Vụ đông có thể gieo trồng từ 1/9-5/10 hàng năm trên chân mạ mùa, đậu tương hè, ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản