Rau củ quả >> Cây Bầu

Công dụng bất ngờ ít ai biết của quả bầu

Quả bầu là một loại thực phẩm để nấu ăn như xào, nấu canh, luộc...rất ngon. Trong thực tế, tất cả các bộ phận của cây bầu như lá, tua cuốn, hoa, rễ bầu... đều có tác dụng chữa bệnh kỳ diệu.

Lương y Hoàng Duy Tân, toàn bộ cây bầu đều có tác dụng:

- Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái đường...

- Lá bầu được coi như là một loại thức ăn chống đói

- Tua cuốn bầu có tác dụng trị rôm, mụn nhọt

- Hoa bầu dùng để nấu nước uống sẽ chống mất nước. Ngoài ra hoa bầu kết hợp với hải sản như tôm, cua,... chống tiêu chảy.

- Hạt bầu: Có tác dụng đối với những người viêm nướu răng, tụt lợi răng. Dùng nước sôi hãm khoảng 10 hạt bầu già sẽ rất tốt cho răng và nướu răng.

Đặc biệt, đối với những người bị tiểu đường, nếu ăn bầu sẽ có tác dụng hút đường trong cơ thể.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, bầu còn là một vị thuốc dân gian tốt có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, nhuận tràng, chống táo bón. Ngay món bầu luộc chấm muối vừng tuy bình dị nhưng lại là một món ăn mát, bổ và lành. Sự kết hợp giữa bầu với vừng (nhất là vừng đen) làm cho món ăn trở thành ngon, bổ. Cả hai đều có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.

Bài thuốc từ quả bầu:

Nhuận tràng: Bầu luộc chấm muối vừng, một món ăn giản dị, ngon miệng mà có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.

Tiểu đường: Người bị tiểu đường, đái dắt ăn canh bầu hàng ngày cho hiệu quả tốt rất.

Răng lợi: Sưng mộng răng hay bị tụt lợi có thể chữa bằng cách lấy hạt bầu đun lấy nước ngậm và súc miệng từ 3-4 lần/ngày.

Bệnh về da: Lấy hoa và tua cuốn của bầu nấu nước cho trẻ tắm, có tác dụng phòng ngừa thủy đậu, sởi, lở ngứa vào ngày hè nóng nực.

Trị bệnh vàng da: lấy rễ bầu sắc nước uống (có thể cho thêm chút đường).

Viêm gan, sỏi đường niệu, huyết áp cao: quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml.

Trị bí tiểu, tiểu tiện: Người bị bí tiểu lấy nửa quả bầu và 5 củ hành sắc lấy nước uống 2-3 lần/ngày.

Cây bầu có nhiều tác dụng ít ai biết

Theo VnMedia

Sâu bệnh thường gặp trên cây bầu bí

Các yếu tố ảnh hưởng đến sâu bệnh trên cây trồng chủ yếu là : nguồn thức ...

Kỹ thuật cho cây bầu non đạt tỷ lệ ...

Nắng to cần che bớt ánh sáng trực tiếp bằng lưới đen tản nhiệt trong 7-10 ngày liền

Cách trồng và chăm sóc cây bàu hồ lô

Bầu hồ lô có hình dáng đặc biệt nhất trong tất cả các giống bầu hiện nay, ...

Kỹ thuật trồng cây bầu sai quả

Nhờ sở hữu kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp, giàn cây có tác dụng tạo ...

Bệnh thối trái non trên dây bầu bí

Bầu bí là loại rau ăn trái có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thích hợp ...

Cách trồng cây bầu an toàn

Cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh, tên khoa học Lagenaria siceraria (Molina) ...

Cách trồng bầu hồ lô

Bầu Hồ Lô thuộc họ bầu, bí, cây dây leo, tuổi thọ trung bình khoảng 5 tháng. ...

Kỹ thuật trồng bầu Hồ lô

Giống bầu hồ lô của người dân tộc dễ trồng hơn, cây cho quả thời gian dài ...

Giống Bầu Lai F1 - TN215

Thông thường 55 – 60 ngày có thể bắt đầu thu hoạch, nếu chăm sóc tốt thời ...

Trồng bầu

Khoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Kích thước, độ chín ...

Kỹ thuật trồng bầu hiệu quả

Trong nhân dân thường trồng 2 giống bầu: Bầu nậm và bầu sao

Thụ phấn bổ sung cho họ bầu bí

Chấm nhẹ đầu nhị của hoa đực vào núm nhuỵ của hoa cái sao cho hạt phấn ...

Kỹ thuật trồng bầu

Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản