Đề tài: Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - của nhóm tác giả thuộc Chi cục BVTV tỉnh đã giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng tỏi cho hiệu quả kinh tế cao.
Đề tài trên do Sở NN-PTNT Khánh Hòa chủ trì; KS Trịnh Thị Thùy Linh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV làm chủ nhiệm, thực hiện từ giữa năm 2012, kết thúc vào 2014. Sau khi vụ ĐX 2012-2013 triển khai thành công mô hình trồng hơn 1,6 ha giống tỏi Lý Sơn tại thôn Ninh Yểng, xã Ninh Phước, TX Ninh Hòa cho năng suất 13 tấn tỏi tưới/ha, vụ ĐX 2013-2014 đề tài tiếp tục nhân rộng 3 mô hình, với diện tích 2.000 m2/mô hình tại các xã Ninh Phước, Ninh Vân (TX Ninh Hòa) và Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh).
KS Trịnh Thị Thùy Linh cho biết, cây tỏi được trồng ở Khánh Hòa cách đây hơn 10 năm tại các xã nêu trên. Ban đầu, một số ít nông dân ở Quảng Ngãi đem giống từ Lý Sơn đến trồng tại xã Ninh Phước.
Thời vụ trồng tỏi từ tháng 11 – 12 hằng năm, thu hoạch vào tháng 3 – 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình ở các tháng này dao động từ 24,4 – 25,6 độ C, thời gian chiếu sáng trong ngày vào tháng 1 – 3 theo quan sát trung bình khoảng 12 giờ rất thích hợp cho quá trình tạo củ tỏi.
Đến nay, diện tích trồng tỏi ở Khánh Hòa trên 100 ha với giống được sử dụng đại trà là giống tỏi Lý Sơn và nhiều khả năng diện tích trồng còn được mở rộng hơn nữa. Tuy nhiên kỹ thuật trồng tỏi của nông dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Trồng mật độ dày, lượng giống sử dụng 1.000 kg/ha, hàng cách hàng 10 – 15 cm, cây cách cây 5 – 7 cm. Việc sử dụng lượng phân chuồng còn thấp, bón phân đạm, lân, kali chưa cân đối, bón nhiều đạm, lân và kali ở mức trung bình nên năng suất tỏi chưa cao.
“Khi áp dụng mô hình này chúng tôi không chỉ giúp bà con xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trong đó quản lý chặt chẽ từ các khâu mà còn hướng đến xây dựng thương hiệu củ tỏi của Khánh Hòa.
Kết quả cho thấy, khi bà con áp dụng mô hình thì tùy theo chân ruộng, năng suất thu hoạch có thể đạt từ 14 – 15 tấn/ha nhưng tiết kiệm rất nhiều chi phí đầu tư. Vì vậy trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tập huấn nhân rộng mô hình và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân các địa phương ven biển có điều kiện phù hợp”, bà Linh chia sẻ.
Thực tế, tại các ruộng trồng tỏi khi nông dân áp dụng mô hình cho thấy mật độ gieo thích hợp, liều lượng phân bón và đặc biệt là sử dụng thuốc BVTV an toàn, ruộng tỏi thử nghiệm đã giảm được tỷ lệ sâu bệnh, cho năng suất cao hơn những chân ruộng khác.
Ông Lê Tân, thôn Ninh Tịnh, xã Ninh Phước, một người tham gia áp dụng mô hình cho biết, gia đình ông có 1 ha đất trồng tỏi. Những năm trước chi phí đầu tư trồng 1 sào tỏi của gia đình ông mất khoảng 10 triệu đồng. Khi áp dụng mô hình này thì chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV giảm hẳn, chỉ còn 7 triệu đ/sào.
“Với 2.000 m2 khi tham gia mô hình tôi thu được 2,24 tấn tỏi tươi tăng 2 tạ so với ruộng tỏi không áp dụng mô hình, với giá hiện nay 20.000 đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi trên 30 triệu đồng. Sắp tới gia đình sẽ nhân rộng mô hình này cho toàn bộ 1 ha để tiết kiệm chi phí ”, ông Tân chia sẻ.
Tương tự, tại ruộng mô hình ở các xã Ninh Vân, Vạn Hưng bà con cũng đang tiến hành thu hoạch tỏi. Nhờ chú trọng đầu tư thâm canh cho nên giảm được chi phí đầu tư, sâu bệnh, tỏi cho năng suất ổn định, giá bán cao hơn.
Ông Hồ Văn Quang, thôn Đông, xã Ninh Vân phấn khởi cho biết: “Trước đây gia đình thường chọn những tép tỏi ruột để trồng nên cây phát triển chậm, dễ nhiễm bệnh. Nhưng làm mô hình tôi lấy những tép tỏi mẩy bên ngoài củ đem trồng. Không ngờ cây sinh trưởng và phát triển rất tốt. Lượng giống trồng chỉ còn 700 kg/ha giảm 300 kg/ha; phân thuốc giảm từ 20 – 30%.
Vụ này 1 sào tỏi mô hình cho năng suất hơn 1,3 tấn/ha. Không những thế thu hoạch củ còn to, đều hơn nên bán được giá từ 20.000 – 21.000 đ/kg, tăng từ 1.000 – 2.000 đ/kg so với ruộng không áp dụng mô hình”.
Để phòng trừ sâu bệnh hại tỏi cần phun thuốc định kỳ 2 – 4 ngày/lần. Do nông dân sử dụng BVTV không theo nguyên tắc “4 đúng” nên trong một thời gian dài đã gây hiện tượng sâu kháng thuốc, làm tăng chi phí SX. Nhờ áp dụng mô hình thì lượng thuốc BVTV giảm 30 – 40%.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
Trên thị trường hiện nay 2 giống chuối tím, chuối đỏ được các trang trại và nhà ...
Giải pháp SX trái cây rải vụ - nghịch vụ để bán được giá giúp nhà vườn ...
Khi hành xuống giống được 10 ngày, tiến hành sạ hạt cần tây vào giữa những khoảng ...
Biện pháp bao trái vừa bảo vệ trái cây hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh an ...
Do là cây trồng ngắn ngày, nên trong quá trình sản xuất, nông dân thường dùng thuốc ...
GACP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Good Agricultural and Collection Practices - ...
Chổi rồng là bệnh hại quan trọng nhất trên cây nhãn hiện nay, bệnh tấn công và ...
Giống bí xanh Long Bảo – 151 của Cty An Phú Nông có đặc tính nổi trội ...
Nhiều nhà còn trông chờ vào ruộng dưa vì nếu tiêu thụ tốt, nó sẽ cho ta ...
Trồng xen canh dưa hấu và cà tím trong diện tích đất trồng cao su đã nâng ...
Khoai tây Atlantic từ khi trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 95 đến 100 ngày, trồng ...
Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã phát triển được ...
ZeroFly là giải pháp tiên tiến diệt côn trùng, giảm thiểu tối đa sâu bệnh trong trồng trọt.
Trồng rau hữu cơ theo hướng nông nghiệp xanh thân thiện là mô hình rồng rau chỉ ...
Để sử dụng phân bón hiệu quả thì cần phải chú ý bón phân đáp ứng theo ...
Mô hình trồng chanh lai bông tím xen thêm trồng xoài Đài Loan hiệu quả cho thu ...
Với kinh nghiệm và kỹ thuật của mình, những nhà nông giỏi giang của Đài Loan đã ...
Quả dưa hình dáng giống trái thủy lôi, hơi bầu ở giữa, hai đầu nở chứ không ...
Việc làm sạch trái cây và giấm chín trái một cách chủ động sẽ ngăn ngừa thối ...
Để đạt được mục tiêu an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc BVTV cho vườn ...
Cây Macadamia trồng có kết quả trên vùng đất Tây Nguyên mở ra triển vọng phát triển ...
Hiện nay việc sản xuất nông nghiệp ở hầu hết các địa phương đã và đang đi ...
Phương pháp dùng chất bảo quản để giữ hoa quả tươi lâu cũng có kết quả nhất ...
Cách sử dụng các chế phẩm sinh học cho nhóm rau ăn lá theo hướng canh tác ...
Đây là các giống rau chất lượng cao được các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau ...
Huệ là loài hoa đẹp, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác ...
Pheromone là hợp chất hoá học có hoạt tính sinh học tương tự như chất kích tố ...
Chỉ nên sử dụng các giống khoẻ mạnh, sạch sâu bệnh, có độ nảy mầm cao
Giống Lay ơn Đỏ 09 sinh trưởng và phát triển tốt khi trồng trong vụ Đông ở ...
Các nhà khoa học thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã ...
Vừa qua, nhóm cán bộ Viện Sinh học nông nghiệp thuộc Trường đại học Nông nghiệp I ...
Quy trình cho phép sản xuất chủ động củ giống khoai tây đạt tiêu chuẩn quốc gia ...
Cỏ dại là một vấn đề đau đầu đối với người nông dân của các nước trên ...
Ông Aad Gordijn, tổng giám đốc Công ty sản xuất hoa Dalat Hasfarm - Lâm Đồng, cho ...
Theo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, hiện ở dãy Trường Sơn đang xuất hiện ...
Viện Di truyền Nông nghiệp phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn ...
Viện Sinh học nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã hoàn thiện quy trình sản xuất ...
Dưa chuột là loại rau quả mà người trồng phun nhiều thuốc trừ sâu nhất, nếu không ...
Trong vụ sản xuất cây màu 2013 này, Hội Nông dân xã Ngũ Lạc (huyện Duyên Hải) ...
Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, có một loại đậu cũng có thể đưa vào cho bà ...
Do diện tích và khoảng trống hạn chế vì vậy lựa chọn các loại rau ăn lá ...
Ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ cho cây trồng - hướng đi đúng đắn của ...
Bên cạnh 2 loại dịch bệnh quen thuộc trên cây cam sành là vàng lá thối rễ ...