Hoa cây cảnh >> Bonsai

Cách uốn cây bonsai (Phần 2)

Tiếp nối phần 1 của Cách uốn cây bonsai mời các bạn cùng tiếp tục theo dõi và tìm hiểu về cách uốn cây bonsai với bài viết dưới đây

Phương pháp uốn cây bonsai

Cách uốn cây bonsaiĐể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc uốn cây bonsai người chơi thường sử dụng dây kẽm để uốn cành cây bonsai. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành đã quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn phần thân trước rồi mới uốn đến các cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh phần thân cây bonsai tính từ gốc lên đến phía ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng bạn đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.

Khi tiến hành quấn dây kẽm, bạn không nên quấn quá chặt hay lỏng quá và đường quấn chéo cần phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Sau khi đã quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhạng nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ của cây. Thời gian thích hợp để bạn tháo dây kẽm đối với những cây bonsai sớm rụng lá thường từ 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây thân gỗ lớn thường sẽ là 1 năm. Và bạn có thể uốn cành lại lần hai nếu cây lại trở lại hình dáng ban đầu.

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy

Bạn cần xác định trước độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều đã có một độ cong nhất định phụ thuộc vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ có thể không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành cây như này, nếu bạn cố sức uốn thì cần phải làm thật chậm rãi, từ từ, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì hãy nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng vì bạn có thể làm hỏng cả cây.

Để tạo dáng già nua cho cây, hãy gọt bỏ vỏ một số các cành rồi rắc lên đó hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào các chỗ gọt để chúng đổi sang thành màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của các cây già thường sẽ lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo được cảnh đó,  bạn hãy thật cẩn thận và nhẹ nhàng rút rễ cây hàng năm, khi ta đem trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày phần rễ trên mặt đất. Ta nên uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm như trên và dây sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo thường sẽ giữ nguyên hình dáng.

Tháo dây


Tháo dây khi dây đã ăn được hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc được cho là thích hợp nhất vì cành cây đã tương đối định hình rồi. Tháo dây quá muộn cũng sẽ để lại những vết hằn sâu rất khó khắc phục. Khi gỡ dây, hãy gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình bạn đã quấn.

Những điều cần chú ý khi tạo dáng cho ...

Bonsai ta có thể hiểu là nghệ thuật chơi cây cảnh, sử dụng cây cảnh để tượng ...

Cần thăng Bonsai bộ sưu tập cho những người ...

Cần thăng Bonsai là một loại cây không thể thiếu trong bộ sưu tập của những người ...

Cách bố trí các khối trong tán lá cây bonsai

Cây bonsai hiện nay được nhiều người ưa chuộng bởi chúng có ý nghĩa trong phong thủy ...

Cách chăm sóc bonsai tại nhà

Những cây cảnh độc đáo, đẹp và một cái gì đó để được ấp ủ trong một ...

Cách tạo thế cây tùng bonsai của nghệ nhân ...

Cây tùng bonsai rất được ưa chuộng ở Nhật bởi vể đẹp của nó cũng như việc ...

Cây bonsai dáng trực Việt Nam

Cây bonsai dáng trực được coi là biểu trưng cho khí phách của những người quân tử-ngay ...

Bonsai dáng văn nhân

Thân cây khúc khuỷu, càng về phía ngọn thì càng khúc khuỷu gấp hơn, lá thưa thớt ...

Cây bonsai dáng huyền

Cây bonsai dáng huyền cũng là một trong những dáng cây cơ bản trong nghệ thuật cây ...

Đặc trưng của nghệ thuật cây cảnh bonsai Trung Quốc

Cây cảnh bonsai Trung Quốc cũng gây được tiếng vang khá lớn trong cộng đồng người chơi ...

Cây thế bonsai và những quy tắc cơ bản ...

Với bài viết này các bạn hãy cùng tìm hiểu những quy tắc trong việc chọn chậu ...

Nguyên tắc chọn chậu cho cây kiểng bonsai

Cây kiểng bonsai không chỉ mang tính chất trang trí nhà cửa mà còn là nghệ thuật, ...

Cây thế bonsai và những quy tắc cơ bản ...

Thú chơi cây thế bonsai ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Trong thú ...

Thân cây bonsai và những quy tắc cơ bản

Thân cây bonsai cũng góp phần vô cùng quan trọng đến tính thẩm mỹ của cây. Để ...

Nghệ thuật trồng và chăm sóc Bonsai siêu mini ...

Gần đây, trong giới chơi cây đang rộ lên phong trào trồng là bonsai siêu mini để ...

Cách uốn cây bonsai (Phần 1)

Uốn cây bonsai là bước mà không một người chơi bonsai nào có thể bỏ qua. Việc ...

Những điều chú ý cho cho người không chuyên ...

Bonsai là nghệ thuật tạo dáng cây cảnh, vậy liệu với những người không chuyên có được ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sam núi

Cây Sam Núi là loại cây sử dụng làm bonsai rất đẹp. Đây cũng là loại cây ...

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây bonsai mini

Bonsai mini cũng như cây hoa rất dễ trồng tuy nhiên để giữ chúng mới là vấn ...

Kinh nghiệm cắt tỉa Bonsai Nhật Bản

Bonsai Nhật Bản, quê hương của cây Bonsai đẹp nhất thế giới, là một nơi để đến ...

Cách chăm sóc cây bonsai trồng trong nhà

Cây bonsai trồng trong nhà có những đặc điểm đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc ...

Cây bonsai thác đổ và cách chăm sóc cho ...

Cây bonsai thác đổ hay còn gọi là dáng huyền thường cần thời gian lâu hơn so ...

Cây bonsai cổ thụ và những tiêu chí đánh giá

Cây bonsai cổ thụ được xem như đỉnh cao của nghệ thuật bonsai. Là một loại hình ...

Cách tạo dựng cây bonsai ôm đá

Cây bonsai ôm đá là một dạng, một phong cách trong nghệ thuật bonsai khá phổ biến ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản