Rau củ quả >> Cây Dứa

Phòng trị bệnh thối nõn và thối rễ trên cây dứa

Sử dụng nấm đối kháng để phòng trị bệnh thối nõn và thối rễ tháincorên cây dứa

Đề tài khoa học của Thạc sĩ Dương Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã tìm ra được các chủng nấm đối kháng với bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp... mang lại niềm vui cho bà con trồng khóm ở Hậu Giang.
cay dua

Cây dứa bị bệnh thối nõnKhóm thường gặp nấm bệnh gây hại như bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp., làm giảm năng suất nghiêm trọng, có khi chết cả cây. Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nhằm góp phần tìm giải pháp hữu hiệu giúp bà con nông dân phòng trị bệnh thối rễ và thối nõn trên cây khóm bằng biện pháp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma và phòng trừ tổng hợp tại vùng trồng khóm Hậu Giang để cải thiện năng suất và phẩm chất trái.

Nấm Trichoderma là một loại nấm xuất hiện trong tự nhiên, trong đất nông nghiệp và các vật liệu hữu cơ. Chúng sống hoại sinh đồng thời ký sinh trên các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Khi phát triển trên ký chủ, chúng tiết ra nhiều loại enzym làm ức chế sự tăng trưởng, ngăn cản sự nảy mầm của bào tử nấm bệnh. Trichoderma còn có khả năng biến đổi các chất vô cơ, tăng cường khả năng sản xuất hormon cây trồng làm gia tăng khả năng đối kháng của cây đối với mầm bệnh. Nấm Trichoderma sinh trưởng nhanh trên vùng rễ cây, vừa có khả năng ký sinh nấm gây hại, tạo kháng sinh, tăng tính chống chịu, hòa tan các chất khoáng trong đất, tiết kiệm được lượng phân bón cho cây, làm bất hoạt các enzym của các loại nấm ký sinh nên đã được rất nhiều nơi trên thế giới lẫn trong nước sử dụng.

Trong 2 năm nghiên cứu, Thạc sĩ Dương Minh đã khảo sát điều tra trên các nông hộ trồng khóm tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến (TX.Vị Thanh), gồm thu thập các mẫu đất, cây bệnh để thu thập nấm Fusarium và Phytophthora; mẫu đất ở cây khỏe mạnh để trích Trichoderma. Qua quy trình Koch, tác giả đã xác định được khả năng gây bệnh của nấm Fusarium và Phytophthora. Tiếp đó, khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Fusarium solani và Phytophthora nicotianae trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Từ đó, đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma triển vọng đối với bệnh thối rễ do Fusarium solani và thối nõn do Phytophthora nicotianae trên các ruộng khóm mô hình ở xã Hỏa Tiến. Tác giả còn nghiên cứu tác động của các dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca, Mg lên sự phát triển và hình thành bào tử của Trichoderma T-BM2a. Kết quả, đã phân lập được 50 chủng Trichoderma trên ruộng đất phèn trồng khóm; 5 chủng Phytophthora từ phần nõn và 10 chủng Fusarium từ rễ các cây bệnh trên giống khóm Queen và Cayenne và định danh được tác nhân gây thối nõn là Phytophthora nicotianae và thối rễ là Fusarium solani.

Qua quy trình Koch đã phân lập được 5/10 chủng Fusarium solani, 5/5 chủng Phytophthora nicotianae gây hại với độc tính cao. Thử khả năng đối kháng của Trichoderma trong phòng thí nghiệm đã chọn được 9/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Fusarium solani và 7/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Phytophthora nicotianae gây bệnh. Khi bón phân với liều lượng vừa phải, Trichoderma đáp ứng, phát triển sợi nấm, sinh bào tử cao và tốt với các khoáng N, P, K, Ca, Mg.

GS.TS Cao Ngọc Diệp, Khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ, nhận xét: “Đề tài có giá trị ứng dụng cao, góp phần hạn chế được ô nhiễm môi trường so với sử dụng các chế phẩm hóa học. Các sản phẩm Trichoderma khi được tìm ra sẽ được ứng dụng cho nhiều giống cây trồng khác”. Việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trị bệnh trên cây khóm theo hướng nông nghiệp bền vững, an toàn cho môi trường và sản phẩm. Nghiên cứu còn giúp bà con nông dân có tập quán sử dụng phân hữu cơ và cách ủ phân, giảm chi phí mua phân hóa học, tăng lợi nhuận, cải thiện phẩm chất trái, vùng đất phèn, hình thành vùng canh tác nông nghiệp, tạo sự bền vững và tầm cao mới cho thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang.Đề tài khoa học của Thạc sĩ Dương Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã tìm ra được các chủng nấm đối kháng với bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp... mang lại niềm vui cho bà con trồng khóm ở Hậu Giang.

Khóm thường gặp nấm bệnh gây hại như bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp., làm giảm năng suất nghiêm trọng, có khi chết cả cây. Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nhằm góp phần tìm giải pháp hữu hiệu giúp bà con nông dân phòng trị bệnh thối rễ và thối nõn trên cây khóm bằng biện pháp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma và phòng trừ tổng hợp tại vùng trồng khóm Hậu Giang để cải thiện năng suất và phẩm chất trái.

Nấm Trichoderma là một loại nấm xuất hiện trong tự nhiên, trong đất nông nghiệp và các vật liệu hữu cơ. Chúng sống hoại sinh đồng thời ký sinh trên các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Khi phát triển trên ký chủ, chúng tiết ra nhiều loại enzym làm ức chế sự tăng trưởng, ngăn cản sự nảy mầm của bào tử nấm bệnh. Trichoderma còn có khả năng biến đổi các chất vô cơ, tăng cường khả năng sản xuất hormon cây trồng làm gia tăng khả năng đối kháng của cây đối với mầm bệnh. Nấm Trichoderma sinh trưởng nhanh trên vùng rễ cây, vừa có khả năng ký sinh nấm gây hại, tạo kháng sinh, tăng tính chống chịu, hòa tan các chất khoáng trong đất, tiết kiệm được lượng phân bón cho cây, làm bất hoạt các enzym của các loại nấm ký sinh nên đã được rất nhiều nơi trên thế giới lẫn trong nước sử dụng.

Trong 2 năm nghiên cứu, Thạc sĩ Dương Minh đã khảo sát điều tra trên các nông hộ trồng khóm tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến (TX.Vị Thanh), gồm thu thập các mẫu đất, cây bệnh để thu thập nấm Fusarium và Phytophthora; mẫu đất ở cây khỏe mạnh để trích Trichoderma. Qua quy trình Koch, tác giả đã xác định được khả năng gây bệnh của nấm Fusarium và Phytophthora. Tiếp đó, khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Fusarium solani và Phytophthora nicotianae trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Từ đó, đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma triển vọng đối với bệnh thối rễ do Fusarium solani và thối nõn do Phytophthora nicotianae trên các ruộng khóm mô hình ở xã Hỏa Tiến. Tác giả còn nghiên cứu tác động của các dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca, Mg lên sự phát triển và hình thành bào tử của Trichoderma T-BM2a. Kết quả, đã phân lập được 50 chủng Trichoderma trên ruộng đất phèn trồng khóm; 5 chủng Phytophthora từ phần nõn và 10 chủng Fusarium từ rễ các cây bệnh trên giống khóm Queen và Cayenne và định danh được tác nhân gây thối nõn là Phytophthora nicotianae và thối rễ là Fusarium solani.

Qua quy trình Koch đã phân lập được 5/10 chủng Fusarium solani, 5/5 chủng Phytophthora nicotianae gây hại với độc tính cao. Thử khả năng đối kháng của Trichoderma trong phòng thí nghiệm đã chọn được 9/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Fusarium solani và 7/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Phytophthora nicotianae gây bệnh. Khi bón phân với liều lượng vừa phải, Trichoderma đáp ứng, phát triển sợi nấm, sinh bào tử cao và tốt với các khoáng N, P, K, Ca, Mg.

GS.TS Cao Ngọc Diệp, Khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ, nhận xét: “Đề tài có giá trị ứng dụng cao, góp phần hạn chế được ô nhiễm môi trường so với sử dụng các chế phẩm hóa học. Các sản phẩm Trichoderma khi được tìm ra sẽ được ứng dụng cho nhiều giống cây trồng khác”. Việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trị bệnh trên cây khóm theo hướng nông nghiệp bền vững, an toàn cho môi trường và sản phẩm. Nghiên cứu còn giúp bà con nông dân có tập quán sử dụng phân hữu cơ và cách ủ phân, giảm chi phí mua phân hóa học, tăng lợi nhuận, cải thiện phẩm chất trái, vùng đất phèn, hình thành vùng canh tác nông nghiệp, tạo sự bền vững và tầm cao mới cho thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang.

Theo Báo Hậu Giang, 23/07/2010

Kỹ thuật nhân giống vô tính dứa Cayen

Cây dứa cũng giống như một số loại cây ăn quả khác là có thể nhân giống ...

Kỹ thuật trồng dứa tại nhà

Việc trồng các loại rau xanh và cây quả sạch tại nhà đang dần trở nên quen ...

Hiện tượng vàng trắng lá dứa ở các tỉnh ...

Lá cây bị biến màu và có màu vàng trắng xen lẫn với những đốm màu xanh ...

Sâu bệnh gây hại cho câydứa

Dứa hỏng nhanh khi thành phần khí quyển nơi bảo quản thiếu ôxy để quá trình ...

Xử lý dứa ra hoa theo ý muốn

Giống dứa, nên dùng giống Cayen Cách xử lý ra hoa, quả trái vụ: Có hai sản ...

Những tác hại khi ăn quá nhiều dứa

Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sử ...

Trị bệnh từ cây dứa dại

Cây Dứa dại còn gọi là dứa gỗ, dứa gai… tên khoa học là Pandanus odoratissium L.F. ...

Những lý do bạn nên ăn nhiều dứa

Bên cạnh các vitamin và khoáng chất mà hầu hết các loại trái cây đều có, khóm ...

Giới thiệu về cây Dứa

Cây dứa - Hay còn gọi là thơm là một trong những loại cây cho quả được ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 1

Người ta đã mệnh danh cho dứa là vua của loài hoa quả để nói rằng cây ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 6

Kéo dài thời gian thu hoạch dứa giúp cho người trồng chủ động trong việc thu hoạch ...

Các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác dứa

Canh tác dứa hiện nay của nông dân quá dầy về mật độ – khoảng cách trồng, ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 3

Dứa ớ nước ta có thể trồng dày 30.000 cây/ ha. những công thức mật độ càng ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 4

Thời vụ trồng dứa không yêu cầu chặt chẽ như một số cây trồng khác. Có thể ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 5

Quả dứa được đánh bỏ chồi ngọn phát triển cân đối,quả to, nặng cân, hình dáng quả ...

Kỹ thuật trồng dứa phần 7

Để trồng dứa được tốt, chúng ta cẩn có hiện pháp đề phòng rệp sáp và bệnh ...

Xử lý dứa ra hoa

Muốn vườn dứa ra hoa tự nhiên, thu quả vào mùa hè một cách tập trung, đồng ...

Kỹ thuật trồng dứa Cayenne

Dứa cayenne là một loại cây trồng có khả năng thích nghi rộng phát triển tốt trên ...

Xử lý dứa Cayen ra hoa trái vụ

Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu mua đúng loại thuốc ethrel đảm bảo chất lượng, làm đúng ...

Bảo quản trái dứa sau thu hoạch

Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa.

Kỹ thuật trồng dứa phần 2

Trổng bằng chổi nách mau cho quả, sản lượng cao. Trung bình sau khi trồng khoảng trên ...

Phương pháp trồng và chăm sóc dứa

Dứa tuy là cây chịu hạn khá, có thể trồng trọt ở những nơi đất khô cằn ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản