Hoa Cây cảnh >> Cây Mai

Quy trình thay phân cho cây Mai

Đến tháng 3 hoặc tháng 4 tùy thời tiết nếu còn hạn hán, ít mưa hoặc chưa mưa thì tiến hành rắc một ít phân Super Lân để giúp cây dẫn nước tốt và hạ phèn.

1. Đối với cây Mai ghép

Quy trình thay phân cho cây mai- Trôn phân: trấu đốt, bụi dừa, vỏ trấu sống, phân chuồng hoặc Dynamic. Riêng phân có thể dùng các loại phân chuồng nhưng phải thật hoai (củ) nếu không sẽ làm cây mai sốc (làm rễ bị hư) và phân bò thì hạt cỏ rất nhiều nên dùng phân trùn quế.

Tỉ lệ trộn thì tùy từng nơi trồng:

- Nếu nơi trồng khô, nắng thì tăng bụi dừa, trấu sống.

- Nếu nơi trồng ẩm, chậm bốc hơi thì giảm bụi dừa, trấu sống.

- Phân chỉ chiếm 5-10% vì nếu cho quá nhiều, rễ vừa ra gặp phân dễ bị hư đầu rễ. Sau khi trộn phân xong, ta pha một liều thuốc kích thích rễ, kích chồi mầm ngủ, thuốc ngừa sâu bệnh (sâu đục thân ăn lá), tuyến trùng.

Kế đến đem chậu mai ra tiến hành cắt tỉa, khi cắt tỉa thì tìm đoạn cành có mắt ngủ (mắt ngủ là mắt lá lặt trước Tết mà không có cựa nụ). Có những cành không còn mắt ngủ thì ta cắt sâu phần cành vừa mọc năm ngoái nhưng cắt lên từ 1 -2 cm vì nơi đó luôn có 2 mắt ngủ. Cắt làm sao cho cây Mai năm sau sẽ tăng số cành hơn năm trước là đạt. Tổngđoạn cành có mắt ngủ (mắt ngủ là mắt lá lặt trước Tết mà không có cựa nụ). Có những cành không còn mắt ngủ thì ta cắt sâu phẩn cành vừa mọc năm ngoái nhưng cắt lên từ 1 -2 cm vì nơi đó luôn có 2 mắt ngủ. Cắt làm sao cho cây Mai năm sau sẽ tăng số cành hơn năm trước là đạt. Tổng thể cây phải vào dáng như ý ta muốn. Khi cắt nhớ chừa lại vài lá để cây thở.

Sau khi cắt cành hoàn chỉnh xong đến phần cắt rễ thay phân. Phần cắt rễ phải dùng một con dao bén. Cắt từ trên xuống, mặt rễ không bị dập, cắt quanh miệng chậu, nếu người mới làm có thể cắt vào từ 3-5 cm tùy chậu. Cắt xong đem hết phần đất có rễ vừa cắt bỏ ra. Dùng bình phun phun hỗn hợp thuốc vừa pha xịt quanh bộ rễ và thân cành sao cho tất cả đếu phải thấm ướt . Sau đó tiến hành cho chất trồng vào nén chặt rồi tiến hành phun thuốc một lần nữa trên mặt chất trồng đó và gốc Mai, đem ra để dưới tán cây hoặc mái che.

Tuy vậy cũng có một số cây trong năm trước phát triển không như ý nên phải cắt bỏ toàn bộ chỉ để lại phần cành lớn gần thân để chỉnh cây phát triển lại cho đẹp. Khoảng cắt có thể gần điểm ghép từ ban đầu có khi chỉ cách 2-5 cm. Trước khi cắt nếu bạn không rành thì hãy tìm hỏi những người đã làm trước khi cắt, nếu không có khả năng cây chết hoặc cành ghép chết.

Sau khi đưa toàn bộ cây vào chỗ mát được 7 ngày, phun một số thuốc như sau:

Lần 1: Phun vào buổi sáng, phun nước trước, phun thuốc sau:

- B1:2cc/l

– Atonik: Liểu lượng pha theo bao bì

- 3M (kích rễ cực mạnh): Liều lượng pha theo bao bì

Lần 2: Sau 7 ngày

- B1: 2cc/l

- Atonik: Liều lượng pha theo bao bì

- 3M (kích rễ cực mạnh): Liều lượng pha theo bao bì

-Thuốc ngừa bọ trĩ, thuốc ngừa sâu lá, đục thân: Liều lượng pha theo bao bì

-Thuốc ngừa bệnh: Liều lượng pha theo bao bì

- Rãi Furadan (ngừa tuyến trùng): Rãi vào mặt chậu

Lần 3: Sau 7 ngày

- HPV401: Liều lượng pha theo bao bì

- Atonik: Liều lượng pha theo bao bì

Khi thấy lá ra mới đã có màu xanh thì phun phân hấp thu qua lá cho cây phát triển mạnh (có rất nhiều loại tùy sự lựa chọn và tùy theo sự phát triển của cây có thể điều chỉnh phân bón theo nhiều cách như phun vào thân cây, tưới vào gốc, bón gốc miễn sao cây phát triển tốt theo ý ta muốn là được)

Đến tháng 3 hoặc tháng 4 tùy thời tiết nếu còn hạn hán, ít mưa hoặc chưa mưa thì tiến hành rắc một ít phân Super Lân để giúp cây dẫn nước tốt và hạ phèn.

2. Đối với Mai trồng trên đất (năm nhuần):

Đến tháng 2 âm lịch, đào rãnh tròn hình vành khăn quanh góc có chiều rộng 5-10 cm ,sâu 3-5 cm để rải phân sau đó lấp một lớp đất mỏng, thường cách gốc từ 20-50 cm tùy gốc lớn hay nhỏ (gốc càng lớn khoảng cách càng xa). Trong năm theo dõi sâu, bệnh nhất là sâu đục thân, cũng tỉa tán, chỉnh cành cho cây có dáng đẹp.

Phân bón có thể dùng các loại phân như: phân chuồng, bánh dầu, DAP, NPK,… lượng phân mỗi tháng bón một lần.

3. Đối với cây Mai thường mớỉ đem vào chậu năm đầu

Vì cây Mai thường là cây bản địa (của miền Nam) nên rất dễ hấp thu phân, sống và phát triển tốt vì thế phân bón không cần nhiều lắm chủ yếu ta chăm sóc sao cho cây phát triển vừa phải vì khi phát triển tốt, khoảng cách các lá thường mọc cách xa nhau và chú ý đừng để bọ trĩ, sâu bệnh cắn phá, nhất là sâu đục thân. Cây mai thường chăm sóc tốt cũng có thể chỉnh sửa, cắt tỉa như cây mai ghép, nhưng hãy để ý đến phần phát triển của cây nhiều khi cắt chỉnh không được như ý.

Trong các loài mai, còn có loài mai tứ quí (ra hoa quanh năm), với loài mai này, sau Tết ta cũng cắt tỉa tạo dáng cho mai, cắt rễ giống như phần trên, nhưng có điểm khác biệt là nụ mai mọc từ đầu cành nên trong năm phải cắt tỉa thường để cây có nhiều cành, sau khi lặt lá sẽ kích thích lên được nhiều nụ chứ không ra nụ cựa ở nách lá như các loài mai khác ( chú ý ta chỉ nên bấm tỉa đến hết tháng 7 thì đừng nên bấm nữa vì có thể đầu cành không đủ già để cho nụ hoa đẹp)

Trương Đình Tín – Tapchihoacanh tháng 3/2014

Diệt trừ bù lạch - bọ trĩ hại cây mai

Bù lạch hay còn gọi là bọ trĩ có đặc điểm là mỗi khi cây mai ra ...

Kỹ thuật trồng cây mai vàng (Phần 2)

Với phần 1 của Kỹ thuật trồng cây mai vàng các bạn đã nắm được một số ...

Kỹ thuật trồng cây mai vàng (Phần 1)

Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, ...

Hướng dẫn cách trồng mai bonsai

Chơi mai bonsai là một thú vui đã ăn vào máu thịt của người dân Việt Nam. ...

4 điều cần chú ý khi bứng cây mai ...

Cây mai vàng một trong những loại hoa đặc trưng của người miền nam mỗi dịp tết ...

Cây mai vàng bonsai và nguyên tắc tưới nước

Cây mai vàng bonsai là 1 trong những cây bonsai hết sức được ưa chuộng và có ...

Hoa mai trắng chữa đau khớp

Theo Đông y, hoa mai trắng vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai

Trồng mai kiểng là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, trồng như thế nào là ...

Kinh nghiệm giữ mai đẹp lâu trong ngày Tết

Kỹ thuật này đã được đăng ký thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Vì ...

Trồng và chăm sóc cây mai trắng miền Bắc

Trồng mai trắng miền Bắc nên trồng ở nơi nhiều nắng, tránh tưới quá ẩm. Nên tưới ...

Những điều cần chăm sóc cho cây mai năm nhuận

Năm nay là năm nhuận - 2 tháng 9 âm lịch. Đối với một số nhà Vườn ...

Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy

Việc chăm sóc và xử lý cây cho hoa theo ý muốn là việc không khó để ...

Kỹ thuật trồng cây mai kiểng

Điều quan trọng nhất với mai kiểng là dáng cây và việc ra hoa đúng kỳ. Cành ...

Kích nụ cho cây Mai

Vào tháng 6- tháng 7 âm lịch, tùy thời tiết : mưa nhiều, mát cây sẽ vào ...

Chăm sóc cây mai ghép

Cây mai ghép sau khi trưng bày chơi qua mấy ngày Tết, phải đem ra ngoài để ...

Kinh nghiệm ghép mai

Có thể ghép mai vào tháng 2 âm lịch, khi cây đã phục hồi trở lại, bắt ...

Cách gieo ươm và chăm sóc mai tứ qúy

Mai tứ quí là cây lâu niên, trồng càng già càng lâu, càng cỗi mới càng đẹp ...

Kỹ thuật mai chiếu thuỷ ra hoa

Loài hoa này trong điều kiện tự nhiên thường ra hoa vào mùa khô và nở rải ...

Để mai vàng ra hoa đúng ngày

Các cây thích ngày dài sẽ trổ bông khi đêm dần ngắn lại, các loài thích đêm ...

Cho mai ra hoa đúng Tết năm nhuận

Trồng cây mai nhất định là Tết phải có hoa, vì cây mai mỗi năm chỉ ra ...

Kinh nghiệm ghép mai

Có thể ghép mai vào tháng 2 âm lịch, khi cây đã phục hồi trở lại, bắt ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản