Cây trồng rừng và lấy gỗ >> Các loại cây khác

Kỹ thuật trồng cây hồi

Giai đoạn dưới 5 năm tuổi cây hồi không chịu được ánh sáng trực xạ mạnh. Đến 8 năm tuổi, cây hồi bắt đầu ra hoa, kết quả, nhu cầu ánh sáng cũng tăng dần. Đến giai đoạn 20 năm tuổi trở lên, cây hồi đòi hỏi ánh sáng hoàn toàn.

1. Kỹ thuật trồng cây:

a. Đất trồng

Kỹ thuật trồng cây hồi- Cây hồi đòi hỏi phải trồng trên đất tốt tầng dầy, pH=4,5, hàm lượng mùn cao (>3%) đất đủ ẩm quanh năm, thoát nước tốt. Không nên trong hồi trên đất đá vôi, ít chua hoặc trung tính, đất cát pha, trên đất cát, đất tầng mỏng xói mòn mạnh. Đất thích hợp nhất để trồng hồi là đất đỏ cũng có thể trồng dưới rừng gỗ, đất nghèo Kali và cố thể mở rộng trên đất trảng cỏ cây bụi. Có thể xử lý thực bì bằng phương pháp cục bộ theo hố rộng khoảng 0,7 - 0,8m, có độ tán che ban đầu cho cây mới trồng.

- Nên trồng hồi ở những sườn đồi có tầng đất mặt tương đối dày, đủ dinh dưỡng.

b. Ánh sáng:

Giai đoạn dưới 5 năm tuổi cây hồi không chịu được ánh sáng trực xạ mạnh. Đến 8 năm tuổi, cây hồi bắt đầu ra hoa, kết quả, nhu cầu ánh sáng cũng tăng dần. Đến giai đoạn 20 năm tuổi trở lên, cây hồi đòi hỏi ánh sáng hoàn toàn.

c. Nước

Ở giai đoạn non từ 1-3 tuổi, cây hồi cần nhiều nước, vì thuộc dạng cây ưa ẩm. Đến giai đoạn trưởng thành (trên 10 năm tuổi), cây hồi có khả năng chịu hạn ở mức trung bình, và thích ứng linh hoạt với các điều kiện cung cấp nước khác nhau của môi trường.

2. Thời vụ và mật độ

- Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân hoặc mùa mưa.

- Mật độ trồng hồi khoảng từ 400-500 cây/ha.

- Hố trồng cần đào sâu 50-60cm, rộng 50-60cm, bón lót 5-10kg phân hữu cơ sinh học và làm sạch cỏ xung quanh. Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, che bóng. Nên giữ lại những cây rừng sẵn có xung quanh để làm cây che bóng. Về sau sẽ dọn dần cây rừng theo mức độ lớn và sinh trưởng của hoa hồi. Trong những năm đầu có thể trồng xen khoai, đỗ, đậu, sắn hoặc chè để tận dụng đất và chống xói mòn.

3. Bón phân

Để hồi sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất quả cao, hàng năm cần bón  phân hữu cơ sinh học + Better NPK 12-12-17-9+TE  (khoảng 15-20 kg/cây) vào giai đoạn trước lúc cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Khi bón cần đào rãnh quanh tán cây, rải phân vào rồi lấp đất lên, dọn cỏ, phát bỏ dây leo, cây bụi ở xung quanh và vun gốc. Chăm bón tốt, cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, năng suất quả sẽ cao.

Chăm sóc khai thác dừa nước Nam Bộ

Ở nước ta, nông dân ngày nay mới chỉ sử dụng trái để ăn và lá để ...

Công dụng của cây cọ dầu

Cây Cọ dầu vốn nguồn gốc châu Phi, mọc hoang hay được trồng ở vùng ven biển ...

Kỹ thuật trồng cây điều

Các vùng từ duyên hải miền Trung, Tây nguyên đến Đông Nam Bộ có nhiệt độ phù ...

Cách khai thác lấy mủ nhựa cây trôm

Theo Trung Tâm Khuyến Nông TPHCM hướng dẫn thì việc lấy mủ trôm thực hiện hiệu ...

Một số nét cơ bản về kỹ thuật trồng ...

Giá trị kinh tế nhất của cây Trôm là mủ Trôm. Đây là loại nguyên liệu quan ...

Trồng và chế biến cây thạch đen - sương sáo

Thạch đen còn gọi là Sương sáo có tên khoa học là Mesona Chinensis có tác dụng ...

Cây xương sáo - thạch đen

cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở cùng An Giang để làm thuốc và nấu ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản