Cây trồng rừng và lấy gỗ >> Cây Trồng Rừng

Kỹ thuật trồng Mỡ

Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30m, đường kính ngang ngực 30cm và có thể tới 50-60cm. Thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng, có mùi thơm. Chiều cao dưới cành đạt tối thiểu 3/4 chiều cao cây.

MỠ

Tên khoa học: Manglietia conifera Dandy hoặc Manglietia glauca Auct. non Blume
Họ thực vật: Ngọc lan (Mgnoliaceae)

1. Đặc điểm hình thái

Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30m, đường kính ngang ngực 30cm và có thể tới 50-60cm. Thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng, có mùi thơm. Chiều cao dưới cành đạt tối thiểu 3/4 chiều cao cây.

Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp. Cành nhỏ mọc quanh thân. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan dài, gân nổi rõ ở cả hai mặt, cuống lá mảnh.

Hoa và quả cây gỗ mỡHoa lưỡng tính, to, màu trắng phớt vàng mọc đơn độc ở đầu cành, ra hoa vào tháng 2-3. Quả kép hình trụ, chín vào tháng 8-9. Hạt có lớp vỏ giả màu đỏ, lớp trong màu đen nhẵn bóng, có mùi thơm. Một kg quả có 25.000 hạt.

2. Đặc tính sinh thái

Mỡ là cây đặc hữu của miền Bắc nước ta. Phân bố nhiều ở vùng Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ vào đến Thanh Hóa, Hà Tĩnh, rải rác đến tận Quảng Bình. Những quần thụ Mỡ còn gặp đều là thuần loại thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và những rừng trồng. Mỡ thường sống hỗn loài với Kháo, Giổi, Vạng trứng, Chò nâu, Trám, Gội, Xoan đào, Re.

Mỡ thường phân bố ở độ cao tuyệt đối 300-400m trở xuống, trong các hệ đồi núi thấp dạng bát úp.

Mỡ thích hợp với nơi có nhiệt độ trung bình năm 22-24°C, lượng mưa trên 1600mm, riêng vùng có gió Lào thì lượng mưa phải đạt trên 2000mm và cần độ ẩm không khí trên 80%. Không trồng Mỡ ở nơi có gió Lào thổi mạnh. Mỡ mới trồng nếu gặp sương muối, nhiệt độ xuống thấp cũng bị hại, táp lá, héo ngọn.

Mỡ thích hợp trồng trên đất rừng kiệt, rừng mới khai thác trắng, rừng nứa, rừng nứa xen cây bụi, đất feralit đỏ vàng, sâu, ẩm, mát, thoát nước, nhiều mùn phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica, gnai, poócphia.

Không trồng được Mỡ trên đất cỏ tranh, đất đồi trọc.

Mỡ là loài cây ưa sáng, khi nhỏ cần ánh sáng yếu. Vào mùa hè có ánh sáng mạnh cũng cần có độ che thích hợp thì mới sinh trưởng tốt. Lớn lên đòi hỏi nhiều ánh sáng. Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc ăn sâu 2-3m. Rễ ngang nhiều nhánh, ăn khá dài ra các hướng, xong tập trung ở tầng đất mặt trong khoảng sâu 10-30 cm. Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tươi thưa. Có khả năng tái sinh chồi khỏe.

Hàng năm Mỡ ra hoa tháng 2-4, quả chín tháng 8-9.

3. Giống và tạo cây con

Áp dụng tiêu chuẩn ngành QTN86 – quy trình kỹ thuật trồng rừng Mỡ ban hành kèm theo quyết định số 856 ngày 1/7/1986 của Bộ NN&PTNT.

Hạt được thu hái trong tháng 8-9 trên các cây mẹ trong rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Khi chín quả chuyển từ màu xanh sang xám, có đốm trắng, lác đác có một số quả nẻ. Tách quả ra, hạt đỏ tươi, vỏ cứng màu đen, nhân trắng, có tinh dầu.

Khi chín, nẻ, thường bị chim ăn lớp thịt mềm ở ngoài làm rơi rụng hết hạt, do vậy đến mùa thu hái phải thường xuyên quan sát. Cần thu hái ngay quả lúc mới bắt đầu chín nứt. Quả lấy về ủ thành đống cao dưới 50cm trong 2-3 ngày. Hàng ngày đảo quả cho chín đều. Phơi quả trong nắng nhẹ hoặc trong râm cho nứt hẳn ra. Tách quả ra lấy hạt đỏ. Ngâm hạt đỏ trong nước lã, chà sạch lớp cùi ngoài, rửa thật sạch lấy toàn hạt đen. Hong nơi râm mát cho ráo nước rồi đem sử dụng.

Hạt Mỡ có dầu nên nhanh mất sức nảy mầm, cũng có thể bảo quản trong cát ẩm, giữ được vài tháng, song tốt nhất sau khi thu hái hạt gieo ngay.

Thời vụ gieo chính là vụ Thu. Gieo sớm, thu hái hạt gieo ngay để kịp trồng vào vụ Xuân.

Mỡ không có quả đều, khoảng 50-60% số cây có quả. Cây trong rừng ít hơn cây đứng riêng lẻ. Mỗi cây thu được 5-6 kg quả, mỗi kg quả tươi cho 0,2kg hạt đỏ, tỷ lệ hạt đen /hạt đỏ là 1/4. Mỗi kg hạt đen có 25000-26000 hạt.

Đất vườn ươm cần tơi xốp, sét pha nhẹ hoặc sét pha trung bình, đủ ẩm, thoáng, dễ thoát nước, đất tốt, ít chua, bằng hoặc dốc nhẹ.

Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao 10-20cm, dài 10m, rộng 0,8-1,0m. Đất chua cần được bón vôi. Bón lót trước lúc gieo ươm 3-4kg phân chuồng hoai/m2.

Xử lý hạt trước khi gieo: Do hạt Mỡ có dầu vì vậy tùy điều kiện thời tiết nóng rét, khô ẩm mà có thể hoặc chỉ ủ với cát ẩm cho tới khi một số hạt chín nứt nanh. Hoặc chỉ ngâm với nước lã hay nước ấm không quá 40°C. Ngâm tối đa 24 giờ.

Lô hạt tốt có tỷ lệ nảy mầm trên 70%, gieo vãi đều trên luống với lượng 80-120m2/kg nếu sau này cấy cây. Gieo theo hàng (không qua cấy) cự li 10-15 cm. Lấp đất sâu khoảng 1cm, che phủ mặt đất bằng rơm đã khử trùng.

Sau khi gieo 2-3 tháng cây có 3-5 lá và cao khoảng 8-10cm thì tỉa cây đem cấy vào bầu đã chuẩn bị sẵn.

Vỏ bầu làm bằng polyetylen kích cỡ 6-7cm x 14-15cm. Thành phần hỗn hợp ruột bầu gồm đắt mặt và tối thiểu có 10% phân chuồng hoai, 1% supe lân.

Tưới đều nhẹ đủ ẩm cho đất và ngừng tưới nước trước khi đem trồng 1 tháng. Khi hạt mọc mầm (thường sau khoảng 12-15 ngày và kéo dài 1 tháng) thì bỏ rơm rạ, và cắm ràng ràng hoặc làm giàn che bóng 50-60%, sau giảm dần cho tới 3 tháng trước khi trồng thì dỡ bỏ hết ràng ràng hoặc giàn che.

Làm cỏ, phá váng định kỳ 15-20 ngày 1 lần, tránh làm tổn thương cho cây.

Khi có sương muối xuất hiện vào các tháng 2-3 phải tưới nước rửa sương vào sáng sớm với lượng 2-3 lít/m2.

Nếu thấy cằn cỗi, kém phát triển thì dùng 70-80% phân chuồng ủ với 20-30kg lân sàng đều trên mặt luống với lượng 1-2 kg/m2 rồi dùng nước tưới nhẹ, không quá 2 lần/vụ.

Cây Mỡ từ lúc mới mọc đến khi có 3-8 lá thường bị nấm lở cổ rễ, bệnh lan truyền nhanh, làm cây chết hàng loạt, xảy ra ở thời kỳ mưa phùn, nhiệt độ ấm, khi có bệnh thì ngừng ngay việc tưới, để khô, không bón thúc, nhổ cây bệnh, phun thuốc Boócđô 0,05-1% với lượng 1 lít/4m2.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây xanh tốt, cứng, thẳng, không bị sâu bệnh hai, cụt ngọn, hai ngọn. Cây trồng vụ Xuân cần nuôi 4-6 tháng, có 5-6 lá trở lên, cao 30-50cm, đường kính cổ rễ 0,3-0,5cm; cây trồng vụ Thu cần nuôi 6-12 tháng, cao 60-100cm, đường kính gốc 0,6-1cm.

4. Trồng và chăm sóc rừng

Trồng vụ Xuân vào lúc có mưa phùn, đất đã ẩm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.

Trồng vụ Thu từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10. Trồng rừng vào ngày râm mát, mưa rào, đất đã ẩm, tránh những ngày tháng nóng, bốc hơi nhiều hoặc mưa to.

Phát dọn sạch, đốt trên toàn diện tích, cách này chỉ nên áp dụng ở nơi địa hình thấp, dạng đồi bát úp, dốc dưới 200, đất sâu, dầy. Dùng phương pháp này thì ngay sau khi dọn sạch phải trồng lại cây phù trợ bằng cách gieo Cốt khí hoặc Đậu tràm.

Phát dọn theo băng được dùng ở nơi đất dốc trên 20o, nhất là ở vùng núi cao, dễ xói mòn, tầng đất mỏng, bốc hơi mạnh.

Trồng Mỡ trên băng chặt theo đường đồng mức.

Lợi dụng tàn che của băng chừa giữ lại cây gỗ tái sinh tự nhiên. Phương pháp này tỏ ra nhiều ưu điểm, giữ được hoàn cảnh của rừng, đất rừng, bảo vệ môi trường.

Băng chừa rộng 8-12m, băng chặt rộng 25-40m. Hố trồng có kích thước 40x40x40 cm. Lấp hố trước khi trồng khoảng nửa tháng. Khi lấp hố nhặt hết cỏ, cho đất tơi xốp xuống hố.

Mật độ trồng trên diện tích phát đốt toàn diện 1600 cây/ha (2,5×2,5m) hoặc 2000 cây/ha (2,5x2m), trồng trong băng thì cự ly cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,5m.

Cây trước khi đem trồng cần được tưới ẩm ở vườn trong ngày hôm trước. Tránh làm vỡ bầu khi vận chuyển cây đến nơi trồng. Rạch bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng, phủ đất nhỏ quá cổ rễ cây 2-5cm, nén chặt vừa phải đất quanh gốc.

Chăm sóc trong 3 năm, mỗi năm 2-3 lần. Làm cỏ sạch, xới đất quanh gốc rộng 80-100cm, phát hết dây leo xong phải phát quang từ từ, để vừa độ chiếu sáng, phát quang mạnh đột ngột, ánh sáng quá nhiều dẫn tới bốc hơi mạnh cây dễ bị vàng úa. Ngược lại không để cây con bị cớm lâu.

Chú ý phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để phòng chống sớm. Mỡ thường bị loài Ong ăn lá Mỡ phá hoại. Tùy tình hình mà áp dụng mức độ phòng chống khác nhau.

Mức độ nhẹ: Xới nông diệt kén quanh các cây có dấu hiệu tán lá bị sâu hại. Xới đất sâu 6-7cm, rộng ra hơn hình chiếu tán lá từ 20-50cm. Một năm xới 1-2 lần từ tháng 2 đến thượng tuần tháng 3.

Mức độ nặng: Phun thuốc bột 666 nồng độ 6% 20-25kg/ha cho rừng Mỡ tuổi 9-10; 15-18 kg/ha rừng Mỡ tuổi 6-8; 10-12kg/ha rừng Mỡ tuổi dưới 6 tuổi.

Phun thuốc đều trên tán, phun vào sáng sớm (5-7 giờ sáng).

5. Khai thác, sử dụng

Mỡ trồng trên đất sâu ẩm còn tính chất đất rừng, mật độ 1600-2000cây/ha, đạt năng suất 14-17 m3/ha/năm.

Khi rừng có độ tàn che 0,7 trở lên, cây đã xuất hiện tỉa cành tự nhiên, thực bì thân thảo yếu ớt hoặc không còn tồn tại thì tiến hành tỉa thưa.

Áp dụng tiêu chuẩn ngành QTN24-82 – quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng Mỡ trồng thuần loại ban hành kèm theo quyết định số 1222/QĐ/Kth ngày 15/12/ 1982 của Bộ Lâm nghiệp.

Đất trồng Mỡ chia 3 hạng dựa vào chiều cao bình quân của rừng, hạng đất tốt có chiều cao rừng đạt 4,8-6,0m ở tuổi 3; 4,8-8,2m ở tuổi 4; hạng đất trung bình có chiều cao rừng đạt 3,6-4,8m ở tuổi 3; 5,4-6,8m ở tuổi 4; 6,8-8,4m ở tuổi 5; hạng đất xấu có chiều cao rừng đạt 2,5-3,6m ở tuổi 3; 4,0-5,4m ở tuổi 4; 5,2-6,8m ở tuổi 5; 6,0-7,8m ở tuổi 6.

* Đối với rừng Mỡ trồng cung cấp gỗ nhỏ, tỉa thưa 3 lần, mức độ khác nhau theo hạng đất:

1. Ở hạng đất trung bình, trồng 2500 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 4-5, cường độ 50% số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 7-9cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9, cường độ 33% số cây, giữ lại 838 cây/ha có đường kính 11-13cm;

2. Ở hạng đất trung bình, trồng 3300 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 4-5, cường độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 7-9cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9, cường độ tỉa 50% số cây, giữ lại 825 cây/ha có đường kính 11-13cm.

3. Ở hạng đất xấu, trồng 2500 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 5-6, cường độ 50% số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 6-8cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 9-10, cường độ 33% số cây, giữ lại 833 cây/ha có đường kính 9-11cm.

4. Ở hạng đất xấu, trồng 3300 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 5-6, cường độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 5-8cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 9-10, cường độ tỉa 50% số cây, giữ lại 825 cây/ha có đường kính 9-11cm.

* Đối với rừng Mỡ trồng cung cấp gỗ lớn, tỉa thưa 3 lần, mức độ khác nhau theo hạng đất:

1. Ở hạng đất tốt nơi dốc dưới 25°, trồng 2500 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 3-4, cường độ 50% số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 8-10cm,

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 7-8, cường độ 60% số cây, giữ lại 500 cây/ha có đường kính 14-16cm,

+ Tỉa lần 3 ở tuổi 12-14, cường độ 67% số cây, giữ lại 167 cây/ha có đường kính 20-23cm;

2. Ở hạng đất tốt nơi dốc dưới 25°, trồng 3300 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 3-4, cường độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 8-10cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 7-8, cường độ 70% số cây, giữ lại 495 cây/ha có đường kính 13-15cm;

+ Tỉa lần 3 ở tuổi 12-14, cường độ 66% số cây, giữ lại 168 cây/ha có đường kính 20-23cm.

3. Ở hạng đất trung bình hoặc đất tốt nơi dốc trên 25°, trồng 2500 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 4-5, cường độ 50% số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 7-9cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9, cường độ 50% số cây, giữ lại 625 cây/ha có đường kính 12-14cm;

+ Tỉa lần 3 ở tuổi 13-15, cường độ 67% số cây, giữ lại 210 cây/ha có đường kính 17-20cm;

4. Ở hạng đất trung bình hoặc đất tốt nơi dốc trên 25°, trồng 3300 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi ở tuổi 4-5, cường độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 7-9cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9, cường độ 67% số cây, giữ lại 550 cây/ha có đường kính 12-14cm;

+ Tỉa lần 3 ở tuổi 13-15, cường độ 60% số cây, giữ lại 220 cây/ha có đường kính 17-20cm.

Sau khi khai thác chính, có thể kinh doanh rừng chồi Mỡ theo tiêu chuẩn ngành QTN87 ban hành kèm theo quyết định số 372 ngày 9/5/1987 của Bộ Lâm nghiệp.

Gỗ Mỡ có giác lõi phân biệt, giác màu trắng, lõi màu vàng nhạt, tỉ trọng ở ẩm độ 15% là 0,48, xếp nhóm IV. Dăm mịn, thịt đều, ít co rút, nứt nẻ, ít bị mối mọt, mục. Chịu được mưa nắng, dễ cưa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn, đóng đinh. Là loại gỗ tốt được nhân dân ưa chuộng.

Gỗ Mỡ thường được dùng làm cột, sườn nhà, bàn ghế, giường, tủ, gỗ công nghiệp dán lạng, bút chì, nguyên liệu giấy.

Theo vafs.gov.vn

Kỹ thuật nhân hom cây keo lai A. hybrid

Keo lai (Acacia hybrid) là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (Acacia mangium) và keo ...

Kỹ thuật trồng Bạch đàn nâu

Bạch đàn nâu là cây mọc nhanh, cung cấp gỗ nhỏ với chu kỳ 5-10 năm. Gỗ ...

Kỹ thuật chăm sóc cây bồ đề

Cây phát triển mạnh trên đất sâu ẩm, tơi xốp, đất trồng lúa nương sau 1-2 vụ. ...

Kỹ thuật trồng dầu nước

Cây gỗ lớn, cao tới 40-45m, thân thẳng tròn, phân cành cao, đường kính đạt tới 2-2,5m, ...

Kỹ thuật giâm cành

Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng ...

Kỹ thuật trồng cây Lát Hoa

Cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu, khi nhỏ ưa bóng. Lúc nhỏ sinh trưởng nhanh, từ ...

Cây Trám Trắng

Trám trắng ưa sáng, những năm đầu cần che bóng nhẹ, mọc rất nhanh. Nước ta nhiều ...

Kỹ thuật trồng Bồ đề

Cây gỗ trung bình, cao 18-20m, có thể trên 20m, đường kính ngang ngực 20-25cm. Thân cây ...

Kỹ thuật trồng Dẻ đỏ

Cây có đường kính ngang ngực 50-60cm, cao tới 30m, thân thẳng, có bạnh vè; vỏ màu ...

Phân biệt cây xoan đào và xoan ta

Cây xoan là cây lấy gỗ cho thu hoạch nhanh, có thể thu hoạch sau 6 năm. ...

Giống cây Lát Hoa - Lát Xoan

Lát hoa là một trong các loài cây gỗ lớn, cây có thể cao tới 25 – ...

Kỹ thuật trồng cây Huỷnh

Cây gỗ lớn, đường kính ngang ngực có thể đạt trên 1m, chiều cao 25-35m. Thân tròn, ...

Vài điều cần biết về cây sưa

Để phân biệt rỏ giữa gỗ cây sưa đỏ và cây sưa trắng đó là mùi thối ...

Kỹ thuật trồng Kháo vàng

Cây cao 25-30cm, thân thẳng, thuôn đều, đường kính ngang ngực đạt 60-70cm, phân cành cao trên ...

Kỹ thuật trồng Lõi thọ

Cây gỗ cao 20-22m, đường kính ngang ngực 30-40cm. Thân thẳng, khi non vỏ màu vàng nhạt, ...

Kỹ thuật trồng Chò chỉ

Cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, cao 30-40m, đường kính có thể đạt 150-200cm, có bạnh vè, ...

Vị thuốc từ cây sao đen

Cây sao đen còn gọi là koky (Campuchia), may khèn (Lào), Tên khoa học Hopea adorata Roxb, ...

Công dụng của cây chổi xuể

Chổi xuể còn gọi là cây chổi sể, thanh hao.Tên khoa học Baeckea frutescens L.Thuộc họ sim ...

Kỹ thuật trồng Bạch đàn trắng Caman

Cây gỗ lớn, cao 30-40m, đường kính ngang ngực 40-50cm, thân thẳng tròn đều. Vỏ màu xám ...

Kỹ thuật trồng Đước đôi

Là loài cây gỗ ngập mặn thường xanh, cây có thể cao tới 30 m, đường kính ...

Vị thuốc của cây bàng

Cây bàng còn gọi là quang lang, chambok barang parcang prang - Campuchia, badamier - Pháp.Tên khoa ...

Cây long não và tác dụng của cây long não

Cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dưới màu nhạt ...

Kỹ thuật trồng Đước vòi

Đước vòi là cây thân gỗ cao 2-8m. Lá đơn hình bầu dục hơi dài, chóp có ...

Kỹ thuật trồng Giáng hương

Cây gỗ lớn, rụng lá, cao đến 25-30 m, đường kính có thể đạt 90cm hoặc hơn ...

Cây long não

Cây Long não hay còn gọi là cây dã hương, có tên khoa học là Cinnamomum ...

Kỹ thuật trồng Giổi xanh

Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 25-35m, đường kính ngang ngực đạt 80-100cm. Thân thẳng, tròn đều, ...

Cây trám

Cây trám, thuộc chi Trám ( Canarium ), ở Việt Nam phổ biến có 2 loài trám ...

Kỹ thuật trồng Lim xanh

Cây gỗ lớn, cao 37-45m, đường kính có khi tới 2-2,5m, thường xanh. Gốc có bạnh vè, ...

Kỹ thuật trồng Keo tai tượng

Đây là loài có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều vùng lập địa ...

Kỹ thuật trồng Keo lá liềm

Thân cây thường thẳng, trong điều kiện trồng với mật độ thấp khi đó không gian dinh ...

Kỹ thuật trồng Lim xẹt

Lim xẹt là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính ngang ngực tới 50-60cm. Vỏ màu nâu ...

Kỹ thuật trồng Muồng đen

Cây thường xanh được trồng làm cây bóng mát, cây cảnh quan ven đường, trồng rừng lấy ...

Kỹ thuật trồng Re gừng

Cây gỗ lớn, cao tới 30m, đường kính có thể đạt 50cm. Vỏ ngoài màu nâu hay ...

Kỹ thuật trồng Sồi phảng

Là cây ưa sáng, tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh có thể trồng hỗn ...

Kỹ thuật trồng cây Vạng trứng

Vạn trứng là cây gỗ lớn, có thể cao tới 30-35m, đư­ờng kính đạt tới 90-120cm, tán ...

Kỹ thuật trồng cây Vên Vên

Cây ưa sáng, sinh trưởng trung bình, tái sinh hạt tốt dưới tán rừng, tái sinh chồi ...

Kỹ thuật trồng Tông dù

Cây gỗ thân thẳng, cao 20-30m, đường kính ngang ngực 60-100 cm, cành nhánh ít chủ yếu ...

Kỹ thuật trồng Sa mu

Cây gỗ lớn, cao trên 30 m, đường kính có thể tới trên 200 cm. Thân tròn ...

Kỹ thuật trồng Sao đen

Cây gỗ lớn cao 30-40m, thân hình trụ thẳng, đường kính 60-80cm. Tán nhỏ, tỉa cành tự ...

Kỹ thuật trồng Thông Caribê

Thông caribê là loài lá kim, thường xanh, cây gỗ lớn, cao tới 30-45m, đường kính đạt ...

Kỹ thuật trồng thông ba lá

Cây gỗ cao 30-40 m, thân thẳng tròn, vỏ mầu nâu sẫm, nứt dọc sâu, sau bong ...

Kỹ thuật trồng thông đuôi ngựa

Cây gỗ lớn, có thân tròn, thẳng, cao từ 20-25m, nơi đất tốt có thể cao 30m, ...

Kỹ thuật trồng cây gỗ Tếch

Cây gỗ lớn, sống lâu năm, thân thẳng, cao 20-25m, đường kính trung bình 40-50cm ở tuổi ...

Kỹ thuật trồng Tràm ta

Tràm ta có thể chịu được ngập nước 6 tháng mùa mưa, nước ngập sâu 0,5-1,0m, thích ...

Ký thuật trồng Thông nhựa

Cây gỗ lớn, cao 25-30 m và có thể hơn, đường kính ngang ngực 50-60 cm, có ...

Kỹ thuật trồng Tràm Úc

Cây trưởng thành có thể đạt chiều cao tới 25-30m, đường kính thân đến 60cm, cũng có ...

Kỹ thuật trồng Trám đen

Trám đen là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 40-50cm. Thân tròn thẳng, gốc hơi có ...

Kỹ thuật trồng cây Xà cừ lá nhỏ

Xà cừ lá nhỏ là cây gỗ lớn cao tới 40 m, đường kính trên 100 cm, ...

Trồng và chăm sóc cây xoan đào

Cây xoan đào là loại cây gỗ lớn cao 20-25m, thân thẳng tròn,đường kính 40-50cm. Vỏ nhẵn ...

Giống bạch đàn lai

Bạch đàn lai có khả năng phân bố rộng rãi từ vùng khí hậu nhiệt đới đến ...

Trồng và chăm sóc cây Xoan ta

Cây gỗ trung bình cao tới 20m, đường kính 30-50cm hoặc hơn, thân thẳng. Vỏ ngoài màu ...

Kỹ thuật trồng Keo lai

Keo lai mọc nhanh, cành lá phát triển mạnh, xanh quanh năm, sau khi trồng 1-2 năm ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa mộc

Cây sa mộc là loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, gỗ bền đẹp ...

Trồng Paulownia lợi nhuận cao

Ở Việt Nam, cây Paulownia phân bố trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc, ...

Kỹ thuật trồng rừng

Kỹ thuật trồng rừng và các mô hình rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển

Kỹ thuật trồng rừng sao đen

Gỗ sao đen rất được ưa chuộng làm vật liệu xây dựng, đóng thuyền, tầu hoặc có ...

Nghệ An: Trồng mây theo quy trình cải tiến

Cây mây nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu ...

Kỹ thuật trồng cây Dó bầu tạo trầm hương

Cây dó bầu cao 30 – 40m, thân thẳng tán thưa. Vỏ màu xám nhiều xơ. Lá ...

Kỹ thuật trồng cây Trầm Hương

Dựa vào cách tạo trầm tự nhiên của cây Gió Bầu như gió bão gẫy cành hoặc ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn trắng

Thân cây bạch đàn trắng cao đến 45 mét; thân phẳng với những dải màu từ trắng, ...

Kỹ thuật trồng rừng bạch đàn - Eucalyptus

Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Khơi hố rộng hơn kích thước bầu, xé vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng, vun đất nhỏ ...

Kỹ thuật trồng rừng Keo lá Tràm

Keo lá Tràm - Acacia auriculiformis hay các loại cây Keo là loại Cây gỗ cao tới ...

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo

Rừng keo lai trồng đúng kĩ thuật thâm canh: chọn giống tạo cây con, trồng, chăm sóc ...

Kỹ Thuật Trồng Rừng Keo Lai

Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và ...

Kỹ thuật trồng cây đước ở rừng ngập mặn

Cây đước (Đước đôi) có tên khoa học là (Rhizophora apiculata B.L). Ở Việt Nam, đước phân ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây muồng đen

Cây muồng đen có tên khoa học: Cassia siamea Lam, thuộc họ: Vang (Caesalpiniaceae), còn có tên ...

Kỹ thuật trồng cà chăm sóc cây gỗ sưa

Cây sưa còn gọi là cây hương đàn, cây huê tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Tại Việt Nam, cây bạch đàn trắng được di thực đến và hiện có nhiều giống cây ...

Kỹ thuật trồng cây Trám Trắng

Trám trắng là cây bản địa, đa mục đích, được nhân dân ta ưa chuộng. Là cây ...

Kỹ thuật trồng cây keo tai tượng

Keo tai tượng là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 m. Đường ...

Kỹ thuật trồng cây xoan đào

Cây xoan đào có giá trị gấp nhiều lần các loại cây lâm nghiệp khác. Hiện nay ...

Một số nét cơ bản về kỹ thuật trồng ...

Cây Neem - Xoan chịu hạn sinh trưởng tốt trên các loại đất có thành phần cơ ...

Kỹ thuật trồng cây Trám

Khoảng cách trồng trám 6 x 7 m hoặc 7 x 8 m, mật độ khoảng 200 ...

Kỹ thuật trồng và ghép cây Trám Đen

Theo kinh nghiệm của trồng và cấy ghép cây trám đen của bà con nông dân Hiệp ...

Kỹ thuật trồng cây xoan ta

Cây Xoan - còn gọi là Xoan ta có tên khoa học là Melia azedarach L thuộc ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản